VAR là gì? Tất tật tần những điều cần biết về công nghệ VAR

  • 10:59 - 26/08/2023

Đã hơn nửa thập kỷ kể từ lần đầu tiên công nghệ VAR được áp dụng trong thế giới bóng đá, vẫn còn đâu đó những tranh cãi về tính công bằng mà VAR đem lại, hay đại loại có một phần nhỏ đại chúng cho rằng VAR giết chết cảm xúc, làm mất đi sự hấp dẫn nguyên bản của môn thể thao vua. Nhưng có một thực tế không ai có thể phủ nhận, VAR đã và đang làm quá tốt  công việc của mình. Vậy VAR là gì, cách thức hoạt động như thế nào? Cùng XoilacTV tìm hiểu nhé.

Công nghệ VAR là gì?

cong-nghe-var-la-gi
Công nghệ VAR là gì?

VAR là từ viết tắt của cụm từ “Video Assistant Referee,” một công nghệ được sử dụng trong bóng đá để hỗ trợ trọng tài trong việc xác định các tình huống trong trận đấu bằng cách sử dụng hình ảnh, video quay chậm.

Mặc dù thường được gọi là công nghệ VAR, thực tế VAR đại diện cho một phương thức giám sát trận đấu theo kiểu mới.

VAR bao gồm một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có trình độ chuyên môn (thông thường là các trọng tài), họ theo dõi trận đấu thông qua hình ảnh video. Những chuyên gia này ngồi trong một phòng kỹ thuật trang bị nhiều màn hình, mỗi màn hình kết nối với các máy quay được đặt ở nhiều góc độ khác nhau trên sân bóng, nơi trận đấu đang diễn ra.

Các màn hình đều có độ phân giải cao, mang đến hình ảnh rõ nét và cung cấp tính năng chia màn hình để cho phép các chuyên gia có được góc nhìn tốt nhất trong những pha bóng nhạy cảm.

Hệ thống VAR là gì lần đầu được thử nghiệm ở Hà Lan, Đức và Ý, sau đó được áp dụng chính thức tại World Cup 2018.

Không chỉ World Cup, Euro, Premier League, Bundesliga, Laliga,… công nghệ VAR hiện tại đã có mặt ở gần 100 giải đấu lớn trên toàn thế giới. Giải VĐQG Việt Nam V.League 2023 cũng đã có một vài trận đấu thử nghiệm VAR và dự kiến sẽ chính thức áp dụng kể từ mùa giải 2024.

Có thể nói, mục đích chính của VAR là hỗ trợ trọng tài đưa ra những quyết định chính xác trong các tình huống gây tranh cãi như việt vị, bóng chạm tay trong vòng 16m50, các pha phạm lỗi thô bạo, thẻ đỏ, bàn thắng hợp lệ, không hợp lệ…

Tương tự như công nghệ “Mắt Diều Hâu” (Hawk Eye) trong quần vợt, VAR giúp trọng tài trong các tình huống nhạy cảm họ thường mắc sai lầm. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong khi “Mắt Diều Hâu” thường được đánh giá tích cực với ít tranh cãi, VAR lại phải đón nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cả giới chuyên môn và người hâm mộ.

Khi nào VAR được sử dụng?

cach-thuc-hoat-dong-var-la-gi
Khi nào VAR được sử dụng?

Trong thời gian 90 phút thi đấu, không phải lúc nào VAR cũng được áp dụng. Công nghệ này chỉ can thiệp vào một số tình huống cụ thể trong trận đấu. Các tình huống này bao gồm:

– Khi có thẻ đỏ trực tiếp: VAR được sử dụng khi có các hành vi bạo lực trực tiếp trên sân. Tuy nhiên, lưu ý rằng VAR là gì chỉ áp dụng cho thẻ đỏ trực tiếp và không sử dụng để check trong trường hợp cầu thủ nhận thẻ vàng thứ hai.

– Khi có bàn thắng: Khi một đội bóng có pha lập công gây nhiều tranh cãi, VAR sẽ được áp dụng để xem pha bóng dẫn đến bàn thắng liệu có phạm lỗi hay không, chẳng hạn như việt vị, để bóng chạm tay hoặc lỗi nào đó đã xảy ra trong quá trình ghi bàn. Ngay cả khi việt vị chỉ xảy ra trong vài centimet, bàn thắng cũng sẽ không được công nhận.

– Khi đá phạt penalty: Những va chạm và pha bóng nhạy cảm trong vòng cấm địa là nơi VAR thường xuyên sử dụng nhất. Trọng tài có thể thay đổi quyết định liên quan đến việc thổi phạt penalty sau khi tham khảo VAR.

– Khi nhận diện lỗi sai: Trong thực tế, trọng tài cũng có thể mắc phải những sai lầm “sơ đẳng” như phạt thẻ nhầm cầu thủ, rút thẻ đỏ do ngã vờ (dù thực tế cầu thủ bị đối phương đốn ngã),…

Chính vì đây là các tình huống quan trọng có thể thay đổi cục diện của trận đấu nên công nghệ VAR cần phải được can thiệp, nhằm hỗ trợ trọng tài đưa ra quyết định chính xác nhất.

Còn nhớ, tại World Cup 1986, nếu có VAR, có lẽ đội tuyển Anh đã không phải “ôm hận” với bàn thắng bằng tay mà Maradona ghi được vào lưới Peter Shilton và người hâm mộ Anh quốc cũng sẽ không cảm thấy bất công với bàn thắng không được công nhận của Frank Lampard tại World Cup 2010 dù bóng đã đi qua vạch vôi khung thành ĐT Đức.

Nhiều người Anh sẽ ước rằng, nếu công nghệ VAR là gì được áp dụng từ hơn 3 thập kỷ trước, họ sẽ không phải ấm ức, đau đớn với những gì đã xảy ra.

Công nghệ VAR ra đời từ đâu?

mike-van-der-roest-duoc-xem-la-cha-de-cua-var
Mike van der Roest được xem là “cha đẻ” của VAR

Người được xem là cha đẻ của công nghệ VAR chính là ông Mike van der Roest, một trong những trọng tài nổi tiếng của bóng đá Hà Lan. Mặc dù chưa từng có cơ hội bắt chính một trận đấu tại các giải đấu tầm cỡ như World Cup hay Euro, tên tuổi của Roest vẫn sẽ luôn được nhớ đến trong nhiều thập kỷ tới với phát kiến này.

Mọi chuyện bắt đầu vào tháng 6 năm 2010, khi Roest đang ngồi trong ngôi nhà của mình, theo dõi World Cup. Đó là trận tứ kết đỉnh cao giữa Đội tuyển Đức và Đội tuyển Anh.

Và như XoiLacTV đã đề cập, bàn thắng hoàn toàn hợp lệ của Lampard đã bị từ chối và người Anh thất bại trong đau đớn.

Ở thời điểm đó, ĐT Anh vừa ghi bàn, rút ngắn tỷ số còn 1-2. Tất cả đã có thể thay đổi nếu bàn thắng của Lampard được công nhận. Tuy nhiên, thay vì tham khảo ý kiến của trợ lý, trọng tài chính Jorge Larrionda chỉ đơn giản là vẫy tay từ chối. Cuối cùng, trận đấu kết thúc với tỷ số 4-1, nghiêng về phía người Đức.

Ngay từ thời điểm đó, Roest đã bắt đầu suy nghĩ về sai lầm của trọng tài Larrionda và cách để giảm thiểu những sai sót đáng tiếc như thế này. Roest liền nghĩ đến một công nghệ nhằm hỗ trợ các trọng tài ra quyết định chuẩn xác hơn.

Đó chính là bước đệm để VAR là gì được ra đời. Roest tin rằng VAR là một trong những công cụ có thể làm thay đổi thế giới bóng đá và cho đến nay, những gì mà vị vua áo đen người Hà Lan tin tưởng là hoàn toàn chính xác.

Cách thức hoạt động của VAR là gì?

Ý tưởng về VAR xuất phát từ tâm huyết của Mike van der Roest, và Hà Lan đã trở thành nơi đầu tiên thử nghiệm công nghệ này dưới sự giám sát của FIFA. Thử nghiệm này nhằm đánh giá tác động của VAR đối với những trận đấu và xem xét khả năng áp dụng vào tất cả các giải đấu trên thế giới.

Ngày nay, trước mỗi trận đấu, ngoài trọng tài chính, có một đội ngũ “trợ lý VAR” tham gia vào quá trình điều khiển trận đấu. Trong khi trọng tài chính tập trung ở những diễn biến trên sân, trợ lý VAR sẽ theo dõi tại phòng VAR. Thực tế, họ có thể cách xa sân vận động hàng trăm km nhưng vẫn duy trì liên lạc liên tục suốt trận đấu.

Trợ lý VAR theo dõi trận đấu trên màn hình từ nhiều góc quay khác nhau để đưa ra nhận định khách quan nhất về các tình huống xảy ra. Hình ảnh và video của các tình huống cụ thể có thể được phát lại để trọng tài chính có cái nhìn rõ ràng hơn.

trong-tai-chinh-check-var-ngay-tren-san
Trọng tài chính check VAR ngay trên sân

Khi phát hiện lỗi hoặc nhận thấy một tình huống sai lầm mà trọng tài chính đã bỏ qua, trợ lý VAR sẽ thông báo ngay lập tức bằng tai nghe cho trọng tài chính. Sau đó, trọng tài chính có thể tiếp tục trận đấu hoặc tạm dừng để xem xét lại tình huống dựa trên lời khuyên của trợ lý VAR trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Hơn nữa, trong các tình huống gây tranh cãi như ghi bàn, bóng chạm tay trong vòng cấm, phạm lỗi hay ăn vạ,… thì trọng tài chính có thể yêu cầu phòng VAR cho xem lại băng hình, và phát đến màn hình đặt trên đường pitch để trọng tài chính đích thân phân tích và đưa ra kết luận.

V.League đã có VAR hay chưa?

Kể từ lần đầu tiên được chính thức xuất hiện ở VCK World Cup 2018 tại Nga, cho đến nay VAR đã có mặt ở gần 100 giải đấu cấp CLB trên toàn thế giới.

Trong danh sách này, tất nhiên không thể thiếu những giải đấu hàng đầu như Premier League, Bundesliga, Ligue 1, Serie A, La Liga, Primeira Liga, Primera Division de Argentina, Brasileirao Serie A…

Ở khu vực Đông Nam Á, Thai League là giải VĐQG đầu tiên đưa VAR vào sử dụng và V.League đang trong quá trình thử nghiệm, hoàn thiện để chính thức áp dụng VAR là gì kể từ mùa giải 2024.

cong-nghe-var-la-gi-tai-vleague
V.League sẽ chính thức áp dụng VAR từ mùa giải 2024

Còn ở cấp độ quốc tế, hầu hết các giải đấu do FIFA, các liên đoàn bóng đá châu lục và khu vực tổ chức cũng đã tích hợp VAR vào các giải đấu của họ. Các ví dụ tiêu biểu bao gồm World Cup, EURO, CAN, CONCACAF Gold Cup, Asian Cup và Copa America.

Lời kết

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về sự ra đời của công nghệ VAR là gì trong bóng đá, một số ý kiến đồng tình với VAR, vì nó đem đến sự công bằng ở mức tối đa nhất có thể, còn một số khác lại ra sức phản đối, vì cho rằng VAR giết chết cảm xúc, làm mất đi vẻ đẹp nguyên bản của môn thể thao vua.

Đại đa số người phản đối đều không muốn trận đấu bị ngắt quãng liên tục, phải dừng lại quá nhiều để check VAR, và đồng thời tin rằng những tranh cãi kịch tính nên là một phần của bóng đá.

Với các cầu thủ, kể từ khi VAR được áp dụng, thời đại của các “kịch sĩ” đã không còn “chốn dung thân”, khi bất cứ hành động nào của họ cũng được check VAR lại kỹ càng.

Hẳn nhiều người sẽ không quên tình huống Neymar ngã vờ trong vòng cấm Costa Rica để kiếm phạt đền tại World Cup 2018. Khi đó, trọng tài chính đã chỉ tay vào chấm 11m, thế nhưng sau khi có sự can thiệp từ VAR, pha đá 11m bị hủy bỏ và tiền đạo người Brazil còn được “khuyến mãi” thêm một tấm thẻ vàng.

Suy cho cùng, dẫu có những tranh cãi nhưng VAR vẫn là công nghệ hiện đại giúp đảm bảo tính công bằng cho tất cả. Giờ đây, hơn nửa thập kỷ được áp dụng, VAR cuối cùng đã được số đông giới mộ điệu chấp nhận và trở thành một phần không thể thiếu trong các trận cầu đỉnh cao.

Cuối cùng, bạn đọc đừng quên thường xuyên truy cập Xoilac TV – đây không chỉ là nơi trực tiếp bóng đá HD, cập nhật tin tức 24h nóng hổi, lịch thi đấu, bảng xếp hạng, mà còn là nơi lưu giữ những cảm xúc, trở thành “bến đỗ” lý tưởng dành cho những ai đam mê mãnh liệt với thế giới túc cầu.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2