Maradona ghi bàn bằng tay: Bàn tay của chúa hay kẻ lừa gạt thế kỉ
Diego Maradona đã trở thành biểu tượng 36 năm trước, khi Maradona ghi bàn bằng tay “Bàn tay của Chúa” và “Bàn thắng của thế kỷ” của ông giúp Argentina đánh bại Anh 2-1 ở tứ kết World Cup 1986.
Diego Maradona vẫn được nhắc đến như một biểu tượng bất diệt trong ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh vào mỗi mùa hè, dù có hay không có World Cup. Đã 36 năm trôi qua, nhưng sự kiện trọng đại ngày 22 tháng 6 năm 1986 dường như mới xảy ra vào ngày hôm qua. Khi FIFA công bố chính thức Sân vận động Azteca ở Thành phố Mexico là một trong 16 địa điểm tổ chức World Cup 2026, câu chuyện lại nổi lên.
Đó là một cuộc chạm trán đáng nhớ đối với bóng đá Argentina, một trong những cuộc chạm trán để lại nhiều dư âm nhất trong đối với ký ức của người hâm mộ trái bóng tròn. Chỉ trong vỏn vẹn 4 phút, hai bàn thắng được cho là đáng nhớ nhất trong lịch sử “La Albiceleste” đã được cô đọng lại. Đối với tất cả những ai đã được chứng kiến hay thưởng thức trận đấu năm ấy giữa Argentina và đội tuyển Anh, có lẽ cũng phải đều thốt lên Maradona là một vị chúa vượt qua cả giới hạn con người. Bài viết hôm nay, truc tiep bong da Xôi Lạc TV sẽ cùng anh em cùng tua ngược thời gian để biết được tình huống Maradona ghi bàn bằng tay diễn ra như thế nào.
36 năm trước, Maradona ghi bàn bằng tay để lại nhiều ấn tượng nhất
Mặc dù Maradona đã dẫn dắt Argentina đến trận chung kết, nơi họ đánh bại Tây Đức 3-2 để giành chức vô địch thế giới lần thứ hai trong lịch sử Albiceleste, nhưng có lẽ không có trận đấu nào đáng nhớ hơn chiến thắng 2-1 trước Anh trong hành trình vô địch năm ấy. Một trận đấu tuyệt vời với đủ mọi gia vị thăng hoa nhất: 1 bàn thắng Maradona ghi bàn bằng tay “Bàn tay của Chúa” (la Mano de Dios), 1 “Bàn thắng của thế kỷ” (el Gol del Siglo), và màn trình diễn không tưởng (una actuación perfecta).
Khoảnh khắc Maradona bật cao và dùng tay trái đưa bóng vào lưới đội tuyển Anh là một trong những khoảnh khắc kinh điển của lịch sử vòng chung kết World Cup. Argentina của Cậu bé vàng đã lên ngôi tại giải đấu năm đó, nhưng những hệ lụy của bàn tay của Chúa vẫn kéo dài đến hơn ba thập kỷ sau.
Diego Maradona là niềm hy vọng lớn nhất của Argentina tại World Cup trên đất Mexico năm 1986. Ông đang là bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ khi gia nhập Napoli từ Barcelona với mức phí 69 triệu bảng. Cậu bé vàng cũng là thủ quân của Albiceleste với mục tiêu cao nhất không gì khác ngoài chiếc cúp vàng lần thứ hai trong lịch sử.
Diego Maradona lập tức cho thấy tầm ảnh hưởng cực lớn ngay trong trận ra quân. Ông lập một hat-trick kiến tạo giúp Argentina khởi đầu thuận lợi với thắng lợi 3-1. Ba ngày sau, cầu thủ mang áo số 10 tiếp tục tỏa sáng với bàn thắng duy nhất trong trận hòa trước ứng cử viên vô địch Italia. Cậu bé vàng hoàn tất một vòng bảng ấn tượng với đường kiến tạo trong chiến thắng nhẹ nhàng 2-0 trước Bulgaria. Ở lượt đấu cuối cùng đó, Argentina dành vé tiến vào vòng loại trực tiếp.
Binh đoàn mặt trời đã gặp rất nhiều khó khăn trước Uruguay ở vòng knock out, đối thủ chủ động quay bắt ngòi nổ chính Maradona rất chặt nhưng Albiceleste vẫn nhọc nhằn tiến bước vào tứ kết. Đó cũng là trận đấu duy nhất tại World Cup năm đó mà Maradona không có bất kỳ bàn thắng hay kiến tạo nào.
Nhưng Cậu bé vàng nhanh chóng khiến cả thế giới phải nhắc đến mình ở trận đấu tiếp theo. Một trận đấu có lẽ là đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Maradona, nơi mà huyền thoại Argentina đã thể hiện cả hai bộ mặt thiên thần và ác quỷ của mình. Argentina chạm trán đội tuyển Anh tại tứ kết Mexico 86 trên thánh địa Azteca trước sự chứng kiến của hơn 114.000 khán giả, một trận đấu mà phạm vi của nó đã vượt ra ngoài biên giới thể thao. Nó diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia châu Âu và Nam Mỹ này đang có mối mâu thuẫn nghiêm trọng.
Bốn năm trước đó, giữa Anh và Argentina nổ ra cuộc chiến tranh khiến 1000 người thiệt mạng và hơn 2000 người thương tật cho cả hai bên. Argentina đã nhận thất bại cuối cùng trong trận hải chiến ấy và hậu quả của nó đã đẩy xứ tango vào một thời kỳ suy thoái trầm trọng về kinh tế lẫn chính trị.
Maradona “thiên tài lừa gạt” và bàn tay của Chúa
Trước trận đấu, một bộ phận không nhỏ người hâm mộ Argentina còn xem đây là cơ hội để đất nước của mình có thể trả được mối thủ dân tộc, đánh bại quê hương của bóng đá trong một trận đấu bóng đá sẽ làm màn trả thù không thể ngọt ngào hơn cho quốc gia Nam Mỹ. Đại diện đến từ châu Âu chủ động thi chuyển một lối chơi rắn nhằm hạn chế tối đa lối đá kỹ thuật của đối thủ.
Hiệp một của trận đấu gần như bị vỡ vụn bởi rất nhiều pha phạm lỗi của Tam sư, ngay cả các chuyên gia bóng đá cũng phải thốt lên: Nếu thế trận lúc đó diễn ra vào thời điểm hiện tại chắc chắn 100% hậu vệ Terry Fergus của đội tuyển Anh có thể bị đuổi khỏi sân tới bốn lần, nhưng Diego Maradona đã chiếm trọn Spotlight trong hiệp hai. Phút 51, El Diego có bóng ở trung lộ và bắt đầu thực hiện kỹ năng đi bóng trời phú của mình. Dù vấp phải sự kháng cự cực kỳ quyết liệt nhưng số 10 vẫn kịp thực hiện đường chuyền cho đồng đội.
Một hậu vệ Anh đã nhanh chóng lao ra cản phá nhưng cú phá bóng của cầu thủ này đã vô tình hướng quả bóng rơi vào vòng cấm địa đội nhà. Thủ thành Peter Shilton lao ra và dễ dàng làm chủ không gian với thể hình vượt trội, nhưng Diego Maradona với cú bật nhảy cùng cánh tay trái, đưa hẳn qua đầu, đấm quả bóng vào lưới tạo thành khoảnh khắc lịch sử. Dù Maradona ghi bàn bằng tay nhưng bất ngờ là trọng tài chính chỉ tay vào giữa sân, bàn thắng được công nhận, 1-0 cho Argentina và gần như cả đội hình đội tuyển Anh lập tức chạy đến và phản ứng vô cùng dữ dội. Điều này khiến trọng tài chính gặp một chút bối rối và phải tham khảo trọng tài biên nhưng quyết định cuối cùng vẫn được giữ nguyên.
Tình huống diễn ra tương đối nhanh, không chỉ trọng tài, ngay cả bình luận viên của đài BBC lúc đó vẫn mất vài giây để đoán xem chuyện gì đã xảy ra. Một người đã bình luận rằng Maradona đã việt vị à? Nhưng với các hậu vệ và thủ môn của Anh, sự việc diễn ra ngay trước mắt họ và quyết định của trọng tài chẳng khác gì một vụ cướp đối với Tam sư khi đó. Và rồi khi đội bóng áo trắng còn chưa kịp định thần, Diego Maradona một lần nữa tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ chẳng kém gì bàn mở tỷ số.
Sự kì diệu của El Diego
Nhận bóng từ giữa sân, Cậu bé vàng xử lý kỹ thuật lần lượt loại bỏ một rồi hai rồi ba, bốn cầu thủ tuyển Anh và vượt qua cả thủ thành Peter Shilton trước khi đưa bóng vào lưới trống. Nếu như bàn thắng trước đó xem như là hình ảnh của ác quỷ thì pha độc diễn này chính xác là hình ảnh của một thiên thần, cách biệt được nhân đôi cho Argentina. Hành trình nâng cao chiếc cúp vàng lần thứ hai trong lịch sử vẫn đang rộng mở trước mắt. Tam sư chỉ có được một bàn thắng danh dự nhờ công của huyền thoại Gary Lineker vào cuối trận và điều đó càng khiến các vận động viên của họ thêm căm ghét Maradona.
Mọi chuyện trở nên rõ ràng, sau trận đấu, Diego chẳng hề có ý định che dấu hành vi gian lận của mình, thậm chí ông còn tự hào gọi đó là bàn tay của Chúa. Quê nhà Argentina tôn kính ông như một vị thánh, còn người Anh thì gọi đó là bàn thắng dơ bẩn nhất của lịch sử bóng đá. Bỏ qua những tranh cãi, Argentina tiếp tục hành trình trên đất Mexico, Maradona tiếp tục tỏa sáng với một bàn thắng giúp Albiceleste vượt qua Bỉ ở vòng bán kết trước khi thực hiện đường kiến tạo ấn định chiến thắng 3-2 trước Tây Đức ở chung kết.
Argentina lần thứ hai trong lịch sử thống trị thế giới, còn Diego Maradona được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup năm đó. Thành tựu này cũng chính là lý do lớn khiến ông mãi mãi là cậu bé vàng trong lòng người dân Argentina chứ không phải là Lionel Messi. Điều lớn nhất đọng lại trong giải đấu, tất nhiên là khoảnh khắc bàn tay của Chúa trong trận tứ kết.
Thậm chí hệ lụy của nó còn kéo dài đến tận gần bốn thập kỉ sau. Trong cuộc phỏng vấn nhiều năm sau đó với đài BBC, Maradona đã cười tít mắt và nói đó là bàn tay của tôi. Tôi không có ý xúc phạm gì người Anh cả, nhưng đó là điều tôi phải làm. Pha bóng đó là cơ hội tôi cố gắng đánh đầu nhưng không thể. Vậy là tôi giơ tay lên để cố gắng đưa bóng vào lưới nhưng dù cho có nói gì đi nữa, Cậu bé vàng vẫn mãi là cái gai trong mắt của người anh.
Đó là bàn tay của “gã lừa gạt”
Tam sư năm đó có một đội hình rất chất lượng và là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Nhưng cái tay của Maradona đã bóp chết giấc mơ của đại diện đến từ lục địa già. Tức giận nhất chắc chắn là những cầu thủ của Anh góp mặt ở trận đấu năm đó. Peter Reid đã không ngần ngại buông lời chỉ trích nặng nề về tình huống Maradona ghi bàn bằng tay: “Chẳng có bàn tay của Chúa nào cả, đó là bàn tay của gã khốn lừa gạt”. Còn với thủ thành Peter Shilton ông vẫn không thể quên được khoảnh khắc đó dù mọi chuyện đã cách đây 36 năm, Shilton nói: “Tôi vẫn đang đợi lời xin lỗi từ Maradona, nhưng anh ta đã không làm chuyện đó qua 30 năm. Madadona là cầu thủ hay nhất mà tôi từng đối mặt, nhưng tôi không bao giờ là cổ động viên của anh ta. Maradona đã làm tôi tức điên lên”.
Truyền thông xứ sương mù mãi đến sau này vẫn không nguôi được nỗi hận với Maradona. Họ xem ông là kẻ gian lận dối trá, lừa gạt và gọi bàn thắng đó dơ bẩn, đó là bàn tay của quỷ. Thậm chí trước mỗi lần tham dự World Cup , các huấn luyện viên tuyển Anh đều cho các cầu thủ xem lại băng ghi hình về trận đấu. Đó như là lời nhắc nhở về việc các đối thủ có muôn vàn chiêu trò ma mãnh và tuyển Anh cần sự tập trung để đối mặt với mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau sự kiện đó là một nhân vật không ai ngờ đến. Trọng tài biên Bogdan Dochev cuộc sống của toàn bộ gia đình ông sau giải đấu đã bị đảo lộn hoàn toàn. Với Bogdan Dochev nỗi ám ảnh về bàn tay của Chúa đeo bám ông suốt đời từ chỗ có tất cả, gia đình vị trọng tài biên người Bulgaria đánh mất mọi thứ. Trọng tài Bogdan Dochev bị mọi người xa lánh sau khi trở về từ Mexico, ông phải sống quãng đời còn lại một cách ẩn giật và qua đời trong nỗi uất ức ở tuổi 80. Thậm chí trước lúc lâm chung, người ta phát hiện ông Dochev đã ghi một dòng chữ lên tấm ảnh Maradona dùng tay chơi bóng: “Diego đã đảo lộn cuộc sống của tôi”.
Mãi đến sau này, vợ của trọng tài biên tội nghiệp mới tiết lộ toàn bộ sự thật. Đằng sau câu chuyện, chồng tôi bị mọi người xa lánh và ghẻ lạnh. Từ một người hoạt bát và vui vẻ, ông ấy phải sống ẩn giật với lương tâm cắn rứt trong quãng đời còn lại, lỗi không phải từ chồng tôi. Thậm chí ông ấy đã phát hiện hành vi dùng tay chơi bóng của Maradona ngay khi cậu ta vừa đưa bóng vào lưới. Nhưng khi trọng tài chính Nasser tiến lại, ông ấy đã nói với chồng tôi rằng tôi sẽ chịu trách nhiệm mọi thứ, anh không cần làm gì cả. Cụ thể hơn, trong tình huống trao đổi giữa hai người, chính ông Dochev đã thuật lại rằng: “Luật của FIFA cho phép trợ lý trọng tài đưa ra quan điểm nếu được tham vấn bởi người cầm cân nảy mực. Chính khi ấy, ông Nasser công nhận bàn thắng ngay từ lúc chưa hỏi tôi. Cả hai đều không có được ngôn ngữ chung để giao tiếp, ông Bin Nasser chỉ biết sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ Tunisia”, ông Dochev kể lại.
Với người Argentina, bàn tay của Chúa là khoảnh khắc thiên tài, là dấu ấn lịch sử, là điểm nhấn trên con đường vô địch thế giới lần thứ hai của họ nhưng đối với gia đình ông Dochev đó chẳng khác nào là một tai ương hay thảm họa đổ lên đầu họ.
Lời kết
Đã 36 năm trôi qua nhưng bàn tay của Chúa vẫn là một trong những khoảnh khắc kinh điển nhất của làng túc cầu giáo. Sự xuất hiện của những công nghệ như Goal Line hay VAR hiện tại cũng đều bắt nguồn từ những phá bóng như của Maradona. Nhưng dù thế nào đi nữa, lịch sử cũng đã được viết Argentina đã lên ngôi. Còn cậu bé vàng như thể là người được chọn trong hành trình năm đó của Albiceleste trên cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực.
Diego Maradona có thể là một thiên tài vĩ đại, nhưng cũng không sai nếu ai đó nói ông là kẻ lừa gạt của thế kỷ, tranh cãi luôn là một phần của cuộc sống. Trong một khoảnh khắc chúng ta chỉ có thể đưa ra sự lựa chọn từ chính bản thân mình. Năm đó, lương tâm của El Diego đã lựa chọn Tổ quốc và khi nhìn vào cuộc sống sau này của Diego, người ta hiểu rằng ông chưa bao giờ hối hận về khoảnh khắc Maradona ghi bàn bằng tay trên đất Mexico năm nào.
Bình Luận