Quy định luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?
Bóng đá luôn là vua của các môn thể thao với sự cạnh tranh và sức hút khủng khiếp của nó. Tất nhiên để có được những thành tựu đáng nể như bây giờ, liên đoàn bóng đá thế giới luôn duy trì các quy tắc cũng như cho ra đời những bộ luật mới để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong bóng đá. Chính vì vậy, luật công bằng tài chính trong bóng đá cũng từ đó mà xuất hiện.
Nhờ có sự ra đời của luật công bằng tài chính mà chúng ta sẽ được thấy một thế giới bóng đá công bằng hơn, các đội sẽ cạnh tranh nhau tuy gay gắt nhưng đều dựa trên bộ quy tắc chung về tài chính. Vậy chính xác luật công bằng tài chính là gì? Hãy xem bài viết dưới đây.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá
Bóng đá cũng như đời sống xã hội chúng ta thì việc mà phân hóa giàu nghèo đó là vấn đề vô cùng rõ ràng. Người giàu thì càng giàu còn người nghèo thì họ lại càng nghèo, cho nên khiến cho khoảng cách giàu nghèo nó càng ngày càng được nới rộng và trong thế giới bóng đá cũng vậy, có những câu lạc bộ họ rất giàu có, những câu lạc bộ họ rất nghèo cho nên luật công bằng tài chính được đưa ra nhằm thu hẹp khoảng cách to lớn đó.
Nếu anh em còn nhớ thì đầu năm 2020 thì có một vụ kiện tụng cực kỳ nổi tiếng giữa UEFA và Manchester City về Luật Công bằng tài chính, về việc đội bóng nửa xanh thành Manchester đã lách luật thành công, đã cho thấy những sơ hở và những điểm chưa hoàn thiện của bộ luật công bằng tài chính này. Vậy luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính là gì?
Luật công bằng tài chính là điều luật được đưa ra với người đứng đầu là cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và các cộng sự vào năm 2009, luật này ra đời nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch giữa các câu lạc bộ bóng đá châu Âu. Theo đó, các đội bóng sẽ phải công khai ngân sách tài chính, đặc biệt là phải công khai những giao dịch chuyển nhượng, mua bán các cầu thủ.
Điều luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2011, đã tạo nên một bước ngoặt lớn thay đổi nền bóng đá châu Âu, bởi luật này không cho phép các câu lạc bộ đang có khó khăn tài chính được phép tham dự Cúp châu Âu.
Hoàn cảnh ra đời
Vào mùa giải 2011-2012, UEFA công bố luật công bằng tài chính hay còn gọi tắt là FFP (Financial Fair Play). Luật này ra đời chỉ là kết quả của những bản thảo vào năm 2009 của Ủy ban quản lý tài chính được lập nên bởi Chủ tịch UEFA thời điểm đó. UEFA cho rằng 50 % các câu lạc bộ đang chi bộn tiền và điều này đang dần trở thành một trào lưu. Chúng ta cần phải ngăn cản điều này lại, họ chi quá nhiều hơn những gì họ kiếm được trong quá khứ và lại còn nợ xấu. Chúng ta không muốn triệt hạ các đội bóng mà ngược lại chúng ta lại muốn giúp họ phát triển. Vì thế, UEFA đã cho ra đời luật công bằng tài chính như một biện pháp hiệu quả nhằm ngăn các câu lạc bộ sử dụng những đồng đô la hay Euro vô tại vạ.
Luật công bằng tài chính đã nêu ra các câu lạc bộ đã chi những khoản tiền rất lớn cho thị trường chuyển nhượng cũng như trả lương cho các cầu thủ, trong khi doanh thu kiếm về của họ lại rất hạn chế. Tuy vậy, các câu lạc bộ này vẫn được vận hành rất trơn tru dưới sự hậu thuẫn và chống lưng của những ông chủ giàu có. Và khi luật công bằng tài chính xuất hiện, những chế tài của nó buộc các câu lạc bộ phải tuân thủ những quy định về việc chi tiền cho việc trả lương và chuyển nhượng cầu thủ.
Không chỉ vậy, FFP còn kiểm soát cả việc cân bằng tài chính giữa đầu ra lương, phí chuyển nhượng và doanh thu đầu vào, tiền bán vé, hợp đồng quảng cáo cũng như bản quyền truyền hinh. Dù vậy, FFP không kiểm soát các chi phí xây dựng và đào tạo đội trẻ, xây dựng sân vận động hay khu tập luyện. Sự chênh lệch về tài chính giữa các câu lạc bộ dẫn đến sự mất cân bằng trong thi đấu các câu lạc bộ.
Có những ông chủ giàu có sẽ chi rất nhiều tiền đã mang về cho đội bóng của mình những cầu thủ xuất sắc. Điều này khiến cho trình độ các đội bóng bị mất cân bằng nghiêm trọng khi các trận đấu gần như rơi vào tình trạng chưa đá đã biết được kết quả. Minh chứng tiêu biểu nhất cho ví dụ này là với Manchester City và PSG, hai đại gia của Anh và Pháp vốn thuộc sở hữu của các ông chủ Trung Đông với các túi tiền không đáy từ dầu mỏ.
Nhờ vào những đồng euro rủng rỉnh từ các ông chủ cũng như nguồn sức mạnh tài chính dồi dào nên các câu lạc bộ này thường có lợi thế rất lớn trên bàn đàm phán so với các đội bóng khác. Cả Man City và PSG ngay khi về tay giới chủ giàu có đã có những cuộc trao đổi, chuyển nhượng cầu thủ rầm rộ sau mỗi mùa giải. Qua đó, những câu lạc bộ này cũng rất dễ dàng giành được những danh hiệu vô địch tại quốc gia của mình.
Luật công bằng tài chính trong bóng đá được thông qua để hạn chế việc lạm dụng túi tiền của các ông chủ đội bóng, giúp họ xây dựng được nền tảng tài chính vững chắc. Đồng thời, luật cũng giúp cho các giải đấu không bị mất đi sức hấp dẫn. Với những kết quả quá chênh lệch và dễ đoán như trước, những điều lệ phải thực thi.
Những điều lệ phải thực thi trong luật công bằng tài chính
Luật công bằng tài chính quy định mọi hoạt động kinh doanh và chuyển nhượng của các câu lạc bộ sẽ phải được công khai một cách rõ ràng và minh bạch. Đây là biện pháp được UEFA học tập từ người Pháp. Tại Ligue 1, các câu lạc bộ được yêu cầu phải công khai tài chính và các cơ quan kiểm soát tài chính của các câu lạc bộ Pháp và nhằm để minh bạch hơn, UEFA cũng bắt buộc các câu lạc bộ phải công khai tiền hoa hồng trả cho người đại diện.
Lấy ví dụ trường hợp của Mino Raiola, siêu cò này đã từng nhận tới 49 triệu euro phí lót tay từ thương vụ chuyển nhượng đắt giá của Paul Pogba từ Juventus sang Man United. Cả Juve và Man United phải trả cho siêu cò số tiền này nhưng Raiola đã dấu tịt khoản phí kếch xù nhận được trong thương vụ.
Trong quy định mới UEFA muốn kiểm soát chặt hơn không chỉ các câu lạc bộ mà ngay cả những người đại diện vốn chỉ quen đi đêm, vấn đề chuyển nhượng giữa các đội bóng được liên đoàn bóng đá châu Âu đặc biệt chú ý. Việc cân bằng tài chính trong các vụ mua bán chuyển nhượng được yêu cầu khắt khe hơn theo quy định mới nhất trong luật công bằng tài chính. Cụ thể hơn, nếu một đội bóng thâm hụt một trăm triệu euro trong các thương vụ mua bán cầu thủ của một mùa chuyển nhượng thì ngay lập tức đội bóng đó sẽ bị đặt vào tình trạng báo động, Ủy ban kiểm soát tài chính các câu lạc bộ là ICFC sẽ giám sát chặt chẽ và yêu cầu sự đảm bảo tài chính từ câu lạc bộ đó.
Cũng giống như luật việt vị trong bóng đá, UEFA cũng đồng thông qua những chỉ số tài chính mới nhằm theo dõi chính xác hơn ngân sách của câu lạc bộ, người phát ngôn của ICFC phát biểu: “Việc giám sát gắt gao các phi vụ chuyển nhượng và nợ nần sẽ giúp cho họ ra quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn, thậm chí là ngay lập tức”.
Hình thức xử phạt khi vi phạm luật công bằng tài chính
Khi phát hiện tài chính của các câu lạc bộ bộc lộ những nghi vấn về việc gian lận khai báo, hình thức phạt của Luật Công bằng tài chính sẽ được đưa ra. Câu lạc bộ đó sẽ phải chịu một hoặc nhiều trong số những hình phạt dưới đây:
- Phạt cảnh cáo
- Phạt hành chính
- Trừ điểm
- Hạn số số lượng cầu thủ được đăng kí ở các giải đấu UEFA tổ chức
- Cấm tham gia giải đấu
- Loại khỏi các đấu trường tham dự trong tương lai.
Những bất cập của Luật công bằng tài chính:
FFP quy định một câu lạc bộ được phép lỗ tối đa 30 triệu euro trong một mùa giải. Trong vòng ba mùa, những đội vi phạm quy định này và nhận đội tham hụt lên đến 100 triệu euro trong các vụ chuyển nhượng cầu thủ sẽ bị trừng phạt với các mức khác nhau như đã nói trên. Tuy nhiên, thực tế những quy định khắt khe của FFP hóa ra chỉ để bảo vệ lợi ích của các ông lớn những đội bóng có giá trị truyền thống và nó trực tiếp ngăn cản những đội bóng vừa và nhỏ vươn lên như túi tiền không đáy của các vị tỷ phú.
Các đội bóng hạng trung không thể nhận được những nguồn đầu tư lớn và mua sắm rầm rộ để vươn lên, bởi điều này sẽ khiến họ vi phạm quy định chi tiêu của FFP. Vì thế, đội bóng vừa và nhỏ phải từ chối rất nhiều hợp đồng tài trợ hoặc chia nhỏ những nguồn tài trợ, quảng cáo để đầu tư nhỏ giọt nhằm tránh vi phạm luật.
Những vụ vi phạm điển hình của FFP
Trường hợp của Manchester City
Trường hợp của Man City trong mùa giải 2020-2021 từng bị UEFA phạt về vi phạm luật công bằng tài chính. Cụ thể, Ủy ban Tài chính của Cơ quan kiểm soát tài chính các câu lạc bộ UEFA phát hiện ra Man xanh đã khai khống các khoản doanh thu đến từ tài trợ trong tài khoản cùng với những thông tin hòa vốn được gửi tới UEFA trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2016.
Những cáo buộc trên được đưa ra dựa trên nhiều email bị hack giữa nhóm người nắm giữ quyền sở hữu Man City, trong đó chỉ ra rằng câu lạc bộ này đã thực hiện những hành vi được lên kế hoạch từ trước nhằm đánh lừa tổ chức tài chính của bóng đá châu Âu. Chính vì vậy, The Citizen phải nhận án phạt cấm thi đấu hai năm đối với các giải đấu của UEFA và phải nộp phạt một khoản rất lớn và thậm chí có thể bị trừ điểm hoặc xuống hạng tại Premier League.
Nếu như án phạt dành cho Man City trở thành hiện thực, đây sẽ là cơn ác mộng thực sự với đội bóng này. Giấc mơ vô địch Champions League tan vỡ và câu lạc bộ sẽ không còn là điểm đến hàng đầu của các siêu sao và hơn hết sẽ khiến bao công sức của họ gây dựng nên trong một thập kỷ qua gần như đổ sông, đổ biển. Tuy nhiên, đó chỉ là nếu như bởi thực sự án phạt đó đã không hề xảy ra khi Man City đã kháng án thành công lên tòa án trọng tài thể thao quốc tế.
Sau năm tháng thấp thỏm chờ đợi, Man City đã kháng án thành công và không phải chịu hình phạt cấm thi đấu tại đấu trường châu Âu trong hai mùa giải liên tiếp. Bên cạnh đó, CAS cũng xem xét giảm số tiền phạt câu lạc bộ này từ 30 triệu euro xuống còn 10 triệu euro. Thắng lợi của Man City cũng chính là cú tát đau đớn vào bộ mặt của UEFA. Chính vì thế mà uy tín của tổ chức điều hành bóng đá cao nhất châu Âu đã phần nào bị giảm sút trầm trọng sau vụ kiện tụng này.
PSG, Milan, Man City đều là những câu lạc bộ từng vi phạm FFP nhưng hình phạt dành cho họ chỉ là phạt tiền mà tiền là thứ mà họ chưa bao giờ thiếu. Luật công bằng tài chính được đặt ra để thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo giữa các câu lạc bộ, nhưng rốt cuộc thì các ông lớn với tiềm lực tài chính vững mạnh, mối quan hệ rộng rãi và cả những quyền lực ngầm vẫn cứ thoải mái lách luật, vung tay quá trán.
Trong khi đó, các đội bóng nhỏ lại càng phải dè chừng trong các hoạt động chi tiêu, mua bán, điển hình như Malaga, Galatasaray, Porto là những câu lạc bộ phải chịu khốn khổ vì trót vi phạm luật công bằng tài chính.
Chính bởi vậy, không giống như mục đích ban đầu được tạo ra, luật công bằng tài chính đã gây nên những nghịch lý thiếu công bằng.UEFA không thể nào cấm tiệt những đội bóng lớn như Man City vì nếu sự vắng mặt của họ tại giải đấu sẽ làm giảm đi chất lượng lẫn số lượng người theo dõi.
Trường hợp của AC Milan
Trường hợp của AC Milan kết thúc mùa giải 2018-2019, Milan mất tấm vé dự Champions league vô cùng đáng tiếc khi chỉ kém hai đội trong top bốn là Atalanta và Inter đúng một điểm. Dù kết thúc giai đoạn đó ở vị trí thứ 5 nhưng AC Milan vẫn đủ quyền vào thẳng vòng bảng Europa League 2019-2020. Tuy nhiên, AC Milan đã bị giáng một đòn đau, án phạt từ UEFA đưa xuống họ đã vi phạm luật công bằng tài chính.
Nguyên nhân được UEFA đưa ra là họ không thấy được sự thanh toán trong các vấn đề trả khoản nợ lên tới 250 triệu euro từ quỹ dự phòng của Mỹ. Đây là khoản tiền mà ông chủ Trung Quốc đã vay dùng để tái thiết đội bóng, trong đó gần 200 triệu euro được dùng để mua cầu thủ.
Trước khi mùa giải 2018-19 khởi tranh, AC Milan đã bị phạt nhưng kháng án thành công nhờ tòa án trọng tài thể thao CAS gỡ bỏ án phạt từ UEFA sau khi đội bóng này có những tiến hành cải tổ tích cực, nhất là về đổi chủ sở hữu. Năm 2019, AC Milan đã xin UEFA cho phép câu lạc bộ được rút khỏi Europa League 2019-2020 với lý do có thêm thời gian để cân đối tài chính. Tuy nhiên, thực chất động thái của Rossoneri là để có thể thoải mái chi tiêu, tăng cường lực lượng mà không phải lo ngại về FFP, qua đó có đủ sức cạnh tranh danh hiệu tại Serie A.
Có thể thấy luật công bằng tài chính ra đời là một nước đi đúng đắn của UEFA về việc hạn chế các câu lạc bộ mới nổi có thể bành trướng sức mạnh nhưng với những đồng tiền không đáy. Thêm vào đó, việc giám sát những hoạt động chuyển nhượng của các câu lạc bộ cũng như thị trường chuyển nhượng phần nào kìm hãm được sự lạm phát đang ngày một tăng cao của từng năm. Tuy nhiên, những ưu điểm trên chỉ đa phần nằm ở mặt giấy tờ bởi FFP tồn tại rất nhiều điểm bất cập để những gã nhà giàu như PSG, Man City lách luật, thậm chí các thế lực lớn của bóng đá nhiều khả năng sẽ cố gắng tìm ra nhiều phương pháp, thủ đoạn tinh vi hơn nữa để qua mắt UEFA và cả CAS như một đòn phản công dành cho những nỗ lực nhằm ngăn cản sự bành trướng của họ từ các cơ quan bóng đá quyền lực.
Lời kết
Trên đây là một số giải đáp chi tiết về thắc mắc luật công bằng tài chính là gì cũng như ý nghĩa và những mặt hạn chế của nó. Hy vọng rằng qua bài viết này thì anh em có thêm những kiến thức hay để “chém gió” cùng đồng đạo yêu mến bóng đá. Tất nhiên bài viết chỉ là một khía cạnh chưa thể đầy đủ về các mặt của luật công bằng tài chính trong bóng đá. Anh em hãy nhớ thường xuyên thưởng thức bóng đá tại Xoilac Live và hãy giới thiệu website đến với bạn bè và người thân có chung niềm đam mê trái bóng tròn nhé!
Bình Luận