“Tất tần tật” luật bàn thắng là gì? Luật bàn thắng vàng, bàn thắng sân khách
Kể từ mùa giải 2021/22, UEFA đã chính thức xác nhận bỏ luật bàn thắng sân khách tại các giải đấu cúp châu Âu tại vòng Knock-out. Cũng như trước đó vào năm 2004, liên đoàn bóng đá thế giới FIFA tuyên bố “khai tử” luật bàn thắng vàng, bàn thắng bạc ở tất cả các đấu trường. Nhưng không phải khán giả nào cũng hiểu rõ luật bàn thắng là gì cũng như những quy định về luật bàn thắng vàng, bàn thắng sân khách trong quá khứ. Hôm nay, hãy cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu chi tiết về những điều luật này nhé.
Luật bàn thắng là gì?
Bàn thắng chính là yếu tố hấp dẫn nhất và được mong chờ nhất của mọi trận đấu. Trong bóng đá, một bàn thắng được trọng tài công nhận khi quả bóng đi qua hoàn toàn đường vạch vôi và không có phần nào của nó còn ở trên đường kẻ nằm giữa hai cột dọc và dưới xà ngang.
Thêm vào đó, để một bàn thắng được xem là hợp lệ thì đội ghi bàn phải không vi phạm bất kỳ lỗi nào trước đó, như để bóng chạm tay hay phạm lỗi với cầu thủ đội bạn.
Có nhiều cách để một đội bóng ghi được một bàn thắng, có thể kể đến như:
- Sút phạt trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Sút bóng từ xa.
- Ghi bàn từ tình huống đá phạt góc.
- Sút phạt đền 11m
- Đệm bóng, sút bóng, đánh đầu, hoặc dùng mọi bộ phận trên cơ thể đưa bóng vào lưới (trừ cánh tay).
- Tình huống bóng “sống”
- Phản lưới nhà…
Nhìn chung, có rất nhiều cách để một đội ghi bàn vào lưới đối thủ và thế giới túc cầu đã chứng kiến không ít “siêu phẩm” được ghi từ đôi chân của những huyền thoại kiệt xuất.
Hẳn không ai có thể quên được pha solo ghi “bàn thắng thế kỷ” của Maradona tại World Cup 1986 khi vượt qua hơn một nửa đội hình tuyển Anh trước khi lừa qua nốt thủ thành Peter Shilton để đưa bóng vào lưới trống.
Hay pha xe đạp chổng ngựa vô cùng đẹp mắt của Wayne Rooney vào lưới Man City ở trận derby Manchester. Cũng như tình huống đánh đầu ghi bàn không tưởng của CR7 vào lưới MU tại vòng 1/8 Champions League 2013 với pha bật nhảy lên tới 2m93.
Đội chiến thắng
Theo luật bàn thắng là gì thì đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong một trận đấu sẽ là đội chiến thắng. Trong trường hợp hai đội có số bàn thắng bằng nhau hoặc không có bàn thắng nào được ghi: Nếu ở vòng bảng, trận đấu sẽ kết thúc với tỷ số hòa.
Trong các trận đấu loại trực tiếp, buộc phải xác định đội chiến thắng hoặc thất bại, vì vậy sẽ có thêm hai hiệp phụ; nếu sau hai hiệp phụ mà hai đội vẫn giữ nguyên tỷ số hoặc không ghi được bàn nào, một loạt súng đấu sẽ được tổ chức để xác định đội thắng.
Còn ở những giải đấu cúp châu Âu như Champions League hay Europa League, với việc thể thức loại trực tiếp 2 lượt trận được áp dụng ở các vòng knock-out, luật bàn thắng sân khách đã được UEFA ban hành từ năm 1965.
Luật bàn thắng sân khách là gì?
Với luật bàn thắng sân khách, đội bóng nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ nắm lợi thế.
Cụ thể, trong trường hợp hai đội kết thúc với tỷ số hoà sau hai lượt trận, đội bóng nào có được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách (bao gồm cả thời gian thi đấu hiệp phụ của trận lượt về) sẽ là đội giành vé đi tiếp.
Tuy nhiên, kể từ mùa giải 2021/22 (sau đại dịch COVID–19), luật này sẽ được loại bỏ sau hơn 50 năm tồn tại. Theo đó, trong trường hợp 2 đội hòa nhau sau 2 lượt trận bất kể số bàn thắng ghi được, hai hiệp phụ sẽ được áp dụng và nếu tiếp tục bất phân thắng bại, loạt đá luân lưu 11m sẽ được diễn ra.
Quay lại quá khứ, luật bàn thắng sân khách được giới thiệu lần đầu vào năm 1965 sau trận tứ kết Cúp European giữa Cologne và Liverpool. Khi ấy, 2 đội hòa nhau cả 2 lượt đi và về với tỷ số hòa không bàn thắng và phải phân định thắng thua bằng việc… tung đồng xu.
Chính cách thức vô cùng “may rủi” này đã dẫn đến việc UEFA phải cho ra đời một biện pháp vừa giúp phân định thắng thua “hợp lý” hơn và vừa không phải tổ chức đá thêm một trận đấu khác. Vì thế, luật bàn thắng sân khách đã được ra đời. Luật bàn thắng là gì này như một mũi tên trúng hai đích.
Nó xuất hiện như một giải pháp tuyệt vời, bởi hãy nhớ, những chuyến làm khách xa nhờ vào những năm 60, 70 thế kỷ trước không hề dễ dàng với những áp lực từ cổ động viên đội nhà cũng như quãng đường di chuyển xa xôi giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, thời đại đã thay đổi và với bóng đá hiện đại ngày nay, khái niệm sân khách cũng không còn quá đáng sợ như trước và luật bàn thắng sân khách đã không còn phù hợp. Chính vì thế, UEFA đã quyết định bãi bỏ điều luật này.
Lý do luật bàn thắng sân khách bị khai tử
Trong thông báo của UEFA vào mùa giải 2020/21, chủ tịch Aleksander Ceferin giải thích:
“Luật bàn thắng sân khách là một phần của các trận đấu trong khuôn khổ các cúp châu Âu của UEFA kể từ năm 1965. Tuy nhiên, đã có những tranh cãi xoay quanh việc liệu nên giữ điều luật này hay không suốt nhiều năm qua. Nhiều cầu thủ, huấn luyện viên cùng các bên liên quan đã bày tỏ lo ngại về tính công bằng và mong muốn loại bỏ quy tắc này”.
Ceferin nói thêm: “Tác động của luật bàn thắng là gì trên sân khách đã đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của nó. Nhiều đội chủ nhà không dám tiến lên tấn công vì sợ bị đối thủ ghi bàn trên sân khách, đặc biệt là trong trận lượt đi, để không tạo lợi thế cho đối thủ. Cũng có những quan điểm cho rằng quy tắc này không công bằng, khiến các đội chủ nhà phải ghi hai bàn sau khi đội khách đã ghi một bàn, đặc biệt là trong hiệp phụ”.
Năm 2015, Arsene Wenger (HLV Arsenal) từng đề xuất UEFA loại bỏ luật bàn thắng sân khách sau khi Pháo thủ bị loại tức tưởi tại vòng knock out Champions League do quy tắc này.
Chiến lược gia người Pháp khi đó nói: “Luật bàn sân khách gần như chỉ khuyến khích đội chủ nhà phòng ngự. Điều quan trọng nhất với họ là giữ sạch lưới thay vì ghi bàn, Vì vậy UEFA cần thay đổi để mang trở lại lối đá tấn công”.
Qua đó, ta đã hiểu được phần nào lý do luật bàn thắng sân khách bị loại bỏ ở bóng đá hiện đại ngày nay. Ngoài ra, cách đây gần 30 năm, FIFA cũng đã từng cho ra đời một điều luật liên quan đến bàn thắng, đó chính là “luật bàn thắng vàng”, hay người ta vẫn thường nhắc đến với cái tên “cái chết bất ngờ”.
Luật bàn thắng vàng là gì?
Dù “cái chết bất ngờ” chỉ được áp dụng trong khoảng 1 thập kỷ (từ năm 1996 đến 2004) nhưng những dư âm về “bàn thắng vàng” vẫn còn văng vẳng đâu đó trong tâm trí người hâm mộ.
Đội tuyển Đức đăng quang tại Euro 1996 với bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff. Đội tuyển Pháp vô địch World Cup 1998 và Euro 2000, cả hai đều có dấu ấn của luật “bàn thắng vàng”.
Riêng đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam, chắc chắn chúng ta không thể quên “bàn thắng vàng” của Nataporn Phanrit (U23 Thái Lan) tại SVĐ Mỹ Đình ở kỳ Sea Games 2003.
Vậy luật bàn thắng vàng là gì? Theo đó, luật này được đề xuất bởi UEFA và được FIFA áp dụng vào năm 1996. Lần đầu tiên “cái chết bất ngờ” xuất hiện tại một giải đấu lớn là ở vòng chung kết Euro 1996.
Ngày luật “bàn thắng vàng” mới ra đời, UEFA kỳ vọng nó sẽ làm cho các trận đấu bóng đá trở nên hấp dẫn hơn. Cụ thể, nếu sau 90 phút thi đấu chính thức có kết quả hòa, đội nào ghi bàn trước trong hiệp phụ sẽ ngay lập tức giành chiến thắng.
Không ít đội bóng đã được hưởng lợi kể từ khi “cái chết bất ngờ” ra đời. Đó là ĐT Đức tại Euro 1996 (lên ngôi vô địch). Hay trong chặng đường giành cúp vàng thế giới lần đầu tiên vào năm 1998, nước chủ nhà Pháp đã vượt qua Paraguay bằng bàn thắng vàng của hậu vệ huyền thoại Laurent Blanc.
Bên cạnh đó, Les Bleus còn lên ngôi tại Euro 2000 nhờ bàn thắng vàng của Trezeguet trong trận chung kết với Italia.
Vì sao luật bàn thắng vàng bị bãi bỏ?
Thế nhưng, luật bàn thắng là gì này cũng gây ra rất nhiều tranh cãi về mặt trái của nó. Rất nhiều đội bóng cảm thấy bất công vì bị tước mất thành quả chỉ trong nháy mắt mà không có cơ hội sửa sai.
Đặc biệt ở những giải đấu lớn World Cup hay EURO, việc bị loại bởi bàn thắng vàng là vô cùng cay đắng khi hành trình tiến đến những trận đấu cuối cùng vốn dĩ đã rất khó khăn.
Hơn nữa, cục diện hiệp phụ ở những trận đấu thời kỳ “bàn thắng vàng” thường không hấp dẫn và thiếu quyết liệt, vì các đội không dám thể hiện một lối chơi đẹp mắt và lao lên tấn công do lo ngại bị ghi bàn, thay vào đó là sự thận trọng, chờ đợi loạt sút luân lưu.
Để rồi, vào ngày 27/2/2004, FIFA đã chính thức hủy bỏ luật “bàn thắng vàng”.
Ngoài luật bàn thắng sân khách và bàn thắng vàng Xoi Lac TV đã đề cập, vào năm 2003, UEFA đã thông qua luật “Bàn thắng bạc”. Tức là, sau khi hai đội hòa nhau trong hai hiệp chính, họ sẽ thi đấu hiệp phụ.
Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sau một hiệp phụ sẽ giành chiến thắng và trận đấu sẽ kết thúc ngay trong hiệp phụ đó. Luật này có phần ít khắc nghiệt hơn bàn thắng vàng nhưng cũng nhanh chóng bị khai tử chỉ sau 1 năm được áp dụng.
Lời kết
Luật bàn thắng vàng, bàn thắng bạc, bàn thắng sân khách dù chỉ còn là hoài niệm nhưng nó đã từng một thời khiến người hâm mộ cảm thấy “tim đập chân run” mỗi khi chứng kiến đội bóng yêu thích bị tấn công trong hiệp phụ.
Không còn những cảm xúc vỡ òa của người hâm mộ khi chứng kiến David Trezeguet tung cú vô-lê tuyệt đẹp “kết liễu” ĐT Ý trong trận chung kết Euro 2000. Hay những giọt nước tiếc nuối của NHM bóng đá Việt Nam khi cầu thủ Thái Lan Nataporn Phanrit ghi bàn trong hiệp phụ tại SEA Games 2003 giờ đã lùi vào quá khứ.
Thế nhưng, trái bóng vẫn “tròn” lắm và chúng ta không thể dự đoán được điều gì? Trước mắt người hâm mộ là một mùa giải bóng đá sôi động với những giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu hay đặc biệt là VCK EURO 2024 cũng như Copa America 2024 sắp tới.
“Cái chết bất ngờ” đã không còn nữa nhưng quý độc giả đừng quên thường xuyên truy cập nền tảng Xoilac TV để theo dõi trực tiếp các trận cầu hấp dẫn cùng những bất ngờ kịch tính nhé.
Bình Luận