Đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại: Brazil 1970 mạnh hơn Barca 2009?
Qua mỗi thời kỳ, việc tìm ra đâu là đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại luôn khiến giới mộ điệu bàn tán xôn xao. Người ta luôn đưa ra so sánh giữa các đội hình hoàn mỹ như Barca 2009 với lối chơi tiki-taka quyến rũ hay thế hệ vàng của bóng đá Đức 1974, cũng như không thể thiếu “siêu chiến đội” Brazil năm 1970.
Và như mọi lần Vua bóng đá Pele cùng những người đồng đội kiệt xuất tại Selecao những năm 70 vẫn là biểu tượng “định nghĩa” về sức mạnh của một đội bóng. Ngay dưới đây, cùng Xôi Lạc TV điểm qua danh sách các đội bóng mạnh nhất từng xuất hiện trong lịch sử.
Brazil 1970: Đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại
Cho đến nay, Brazil 1970 vẫn được đánh giá là tập thể vĩ đại nhất của làng túc cầu thế giới. Selecao ngày đó là không thể ngăn cản, họ băng băng về đích ở mọi giải đấu mình tham dự (đặc biệt tại World Cup 1970) và trở thành ĐTQG duy nhất giữ vĩnh viễn cúp Nữ thần vàng.
Chỉ cần nhắc tới những cái tên như Tostao, Jairzinho, Gerson, Rivelino, Carlos Alberto hay vua bóng đá Pele – người ta đã đủ cảm nhận được sự vĩ đại. Đội hình Brazil 1970 được ví von là tập hợp của 11 “vì sao tinh tú”.
Không ca tụng sao được khi World Cup 1970 ngày đó cũng là lần đầu tiên, giải vô địch thế giới được phát sóng qua truyền hình màu và cũng là lần đầu, người hâm mộ được chứng kiến sức mạnh “hủy diệt” của một đội bóng là khủng khiếp như thế nào.
Thậm chí, nhiều người tin rằng Brazil thời kỳ ấy có thể chiến thắng mà không cần đến bất kỳ đấu pháp chiến thuật nào, chỉ cần để họ tự do tung hoành trên sân cỏ.
Quả thực, tại giải đấu trên đất Mexico, HLV Mario Zagallo đã khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tung ra sân đến… 5 tiền đạo trong đội hình xuất phát (Pele, Tostao, Jairzinho, Gerson, Rivelino).
Dù ra sân với đội hình mang nặng tính “sát thương” với nhiều vũ công Samba trên hàng công nhưng Brazil 1970 vẫn là đội tuyển thi đấu cực kỳ tổ chức và kỷ luật. Chặng đường của đội tuyển vàng xanh tại cúp thế giới 1970 được đánh dấu bằng thành tích toàn thắng.
Họ giành chiến thắng trong cả 3 trận vòng bảng (gặp Romania, Anh, Tiệp Khắc), vượt qua đồng hương Peru ở vòng tứ kết, tiếp tục đánh bại “láng giềng” Uruguay ở bán kết, trước khi hạ gục nốt Ý ở trận chung kết với tỷ số cách biệt 4-1.
Thực tế, đội hình của Ý những năm 1970 cũng là thời kỳ hoàng kim của lối chơi Catenaccio huyền thoại. Azzurri gồm toàn những tên tuổi trứ danh như Dino Zoff, Burgnich, Boninsegna, Mazzolla, Facchetti, Riva cũng có thành tích toàn thắng trước trận chung kết.
Nhưng rồi, Brazil cho thấy sức mạnh quá vượt trội của mình, Ý cùng lối chơi Catenaccio gần như vỡ vụn trước các đợt lên bóng “như sóng vỗ” của Selecao. Họ bất lực và đành nhìn đối thủ có lần thứ 3 đăng quang ở một kỳ World Cup, để có vinh dự giữ vĩnh viễn chiếc cúp Nữ thần vàng .
Cần biết, nếu Ý giành chiến thắng họ cũng có được điều tương tự (đã vô địch 2 kỳ World Cup trước đó). Nhưng cuối cùng, sức mạnh của đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại – Brazil đã không cho Ý bất kỳ cơ hội nào.
Tây Đức 1974
ĐTQG Hà Lan năm 1974 vẫn được xem là một trong những đội bóng xuất sắc nhất lịch sử túc cầu, nhưng họ không thể chạm đến đỉnh vinh quang vì… Tây Đức.
Sau thành công của Brazil tại World Cup 1970, thế giới bóng đá lại một lần nữa dậy sóng với lối chơi tấn công tổng lực (Total Football) của ĐTQG Hà Lan cùng HLV Rinus Michels. Thứ bóng đá đã khiến cho lối chơi Catenaccio trứ danh trở nên “lỗi thời”.
Chính lối chơi tổng lực đã giúp bóng đá Hà Lan bay cao trên đấu trường quốc tế. CLB Ajax của HLV Rinus Michels thống trị đấu trường C1 với 3 chiếc cúp vô địch liên tiếp. Sau đó, vị chiến lược gia này cầm quân ở ĐTQG Hà Lan tại World Cup 1974.
Hà Lan bước vào vòng chung kết trên đất Tây Đức với hàng loạt ngôi sao mơ ước như “thánh” Johan Cruyff, Rob Rensenbrink, Piet Keizer, Ruud Krol hay Johan Neeskens… Và dù Tây Đức là đội chủ nhà nhưng Hà Lan mới được đánh giá là ứng cử viên số 1 cho ngôi vô địch.
Thế nhưng, người Đức vẫn luôn nổi tiếng từ trước đến nay với sự khôn ngoan, lỳ lợm của mình. Trận chung kết gặp Hà Lan năm ấy là nơi người ta thấy rõ nhất được “chất Đức”, thứ tinh thần đã giúp họ trở thành một trong những đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại.
Ngay sau tiếng còi khai cuộc chỉ hơn 1 phút, Tây Đức phải nhận một “gáo nước lạnh” từ Hà Lan với bàn mở tỉ số của Johan Neeskens. Thế nhưng người Đức không gục ngã. Họ nhanh chóng tìm được bàn gỡ nhờ công của Paul Breitner trên chấm 11m.
Và với những siêu sao như Sepp Maier, Berti Vogts, Franz Beckenbauer… trong đội hình, họ từng bước giật lại thế trận và “hóa giải” lối chơi tấn công tổng lực của đối thủ, trước khi Gerd Mueller tung đòn kết liễu với bàn thắng ấn định tỷ số 2-1 cho Tây Đức, chỉ 3 phút trước khi trận đấu hạ màn.
Người hâm mộ ngày ấy đã phải ngả mũ khâm phục bản lĩnh, ý chí và tài năng của ĐTQG Tây Đức 1974 – một trong những đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại!
Tây Ban Nha 2008-2012: Bất khả chiến bại
Cùng với sự tịnh tiến của thời gian, làng túc cầu đã được chứng kiến vô số giai đoạn đỉnh cao của nhiều đội bóng khác nhau. Một trong đó là thời khắc mà bóng đá Tây Ban Nha thể hiện quyền lực tuyệt đối, khi thống trị tất cả các giải đấu trong giai đoạn 2008-2012.
3 danh hiệu lớn vô địch liên tiếp (World Cup 2010 xen giữa hai chức vô địch tại Euro 2008 và 2012) chỉ ra vì sao Tây Ban Nha là một trong những đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại.
Bóng đá là môn thể thao của tập thể và nếu xét trên khía cạnh này, ĐTQG Tây Ban Nha thậm chí còn xuất sắc hơn đội hình vĩ đại của Brazil 1970.
Mỗi cầu thủ xứ sở “bò tót” đều là những mắt xích trong lối chơi “tiki taka” mê hoặc, phong cách đề cao việc cầm bóng và không có chỗ cho chủ nghĩa cá nhân.
Những Xavi, Iniesta, Casillas, Pique, Ramos, Busquets, Torres, Villa,… trong đội hình của La Roja thời kỳ này đều là những ngôi sao hàng đầu thế giới.
Có lẽ khi nhắc về thế hệ Tây Ban Nha những năm 2008-2012, thì hàng tiền vệ là nơi La Roja tự hào nhất khi liên tục sản sinh ra những ngôi sao kiệt xuất. Tại EURO 2012, họ lên ngôi vô địch với chiến thắng hủy diệt 4-0 trước người Ý, cùng lối chơi hầu như chỉ sử dụng các tiền vệ để ghi bàn.
Barcelona 2009
Cái tên tiếp theo được Xoilac TV nhắc đến là tập thể Barcelona ở mùa giải 2008/09, nơi gã khổng lồ chạm tới đỉnh vinh quang khi thống trị mọi giải đấu.
Trong mùa giải 2008/09, Blaugrana giành chức vô địch UEFA Champions League sau khi đánh bại nhà ĐKVĐ Man United với tỷ số 2-0 trong trận chung kết. Họ cũng đăng quang tại La Liga một cách vô cùng thuyết phục với số điểm 100.
Vào thời điểm đó, “gã khổng lồ” xứ Catalan cùng lối đá tiki-taka mê hoặc mọi con tim yêu bóng đá. Họ chinh phục mọi đấu trường và trở thành CLB đầu tiên giành cú ăn 6 vĩ đại với các chức vô địch La Liga, UEFA Champions League, Cúp nhà vua, Siêu cúp châu Âu và FIFA Club World Cup.
Khó có CLB nào có thể sánh kịp về sức mạnh của Barcelona năm ấy. Pep Guardiola đã biến tập thể Barca 2009 với những cái tên Xavi, Iniesta, Pique, Busquets, Thierry Henry, Eto’o, Lionel Messi… trở nên quá mạnh mẽ và “out trình”.
Ở cấp độ CLB, không ngoa khi nhận định Barcelona 2009 là tập thể mạnh nhất hành tinh.
Manchester United 1999: Đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại
Mùa giải 1998/99 sẽ mãi khắc ghi trong lịch sử Quỷ đỏ như một trang vàng chói lọi khi đội chủ sân Old Trafford giành được cú ăn ba vĩ đại. Trong đó, khó quên nhất chắc chắn là trận chung kết cúp C1 cùng với Bayern Munich tại sân vận động Nou Camp của Barcelona.
Bước vào trận đấu cuối cùng, cả Man United lẫn Bayern Munich đều hướng đến cú “ăn ba” đầu tiên trong lịch sử, trước đó chỉ có Celtic, PSV và Ajax từng vô địch ở cả ba đấu trường cúp C1, giải vô địch quốc gia và cúp quốc nội trong cùng một mùa giải.
Tại trận chung kết, chỉ mất có 3 phút bù giờ ngắn ngủi, Quỷ đỏ đã làm nên một trong những cuộc lội ngược dòng kỳ vĩ nhất lịch sử cúp C1 với 2 pha lập công “không thể tin nổi” của Sheringham và Solskjaer, qua đó giật thẳng chiếc cúp tai voi tưởng như nắm chắc trong tay Hùm xám.
Trận chung kết C1 mùa giải 1998/99 cũng là lần đầu tiên sau 8 năm không có sự hiện diện của một CLB đến từ bóng đá Ý. Đội bóng thành Manchester đã đánh bại 2 đại diện của Serie A là Inter và Juventus lần lượt ở tứ kết và bán kết.
HLV Alex Ferguson là người ghét cay, ghét đắng văn hóa tự ti của bóng đá Anh mỗi khi bước ra đấu trường châu lục. Ngày đó, những gã khổng lồ đến từ Ý, Đức hay Tây Ban Nha… đơn giản là trên tầm đẳng cấp.
Và chính Man United với cú ăn ba ở mùa giải năm ấy là bước khởi đầu giúp bóng đá xứ sở sương mù từng bước thống trị châu Âu như thời điểm hiện tại.
Dàn cầu thủ MU mùa giải 1998/99 cũng gồm toàn những cái tên chất lượng và đẳng cấp, như Ryan Giggs, Paul Scholes, David Beckham, Teddy Sheringham, Ole Gunnar Solskjaer, Andy Cole, Dwight Yorke, Jaap Stam hay Peter Schmeichel..
Đến nay, đây vẫn là tập thể xuất sắc nhất từng khoác chung màu áo Quỷ đỏ chinh phục giới túc cầu.
Real Madrid 1955 – 1960: Đội bóng vĩ đại nhất thế kỷ 20
Trong bảng xếp hạng các đội bóng mạnh nhất nhất thế giới mọi thời đại, không thể thiếu cái tên Real Madrid – CLB vĩ đại nhất thế kỷ 20.
14 chức vô địch C1, 35 danh hiệu La Liga cùng hàng tá những giải thưởng cao quý đã quá đủ để nói lên tầm vóc và sự vĩ đại của đội bóng hoàng gia.
Và giai đoạn được xem là thời kỳ hùng mạnh nhất của đế chế thành Madrid đến trong những năm từ 1955 đến 1960, cũng là thời điểm kỷ nguyên cúp C1 châu Âu mới được mở ra.
Trong cả 5 mùa giải đầu tiên của Cúp C1 (từ 1955-1960), Real Madrid đều là chủ nhân của chiếc cúp tai voi danh giá. Đỉnh cao của Kền kền trắng được thể hiện rõ nét nhất trong chiến thắng hủy diệt 7-3 tại trận chung kết C1 mùa giải 1960.
Năm đó, đến bây giờ nhìn lại, Los Blancos sở hữu trong đội hình những ngôi sao tấn công vĩ đại bậc nhất lịch sử, từ khía cạnh con người, thành tích, lối chơi cho đến những danh hiệu.
Về mặt con người, Real Madrid quy tụ những gì tinh túy nhất của bóng đá lục địa già lúc bấy giờ, với bộ đôi huyền thoại Alfredo Di Stefano và Ferenc Puskas trên hàng công.
Trên băng ghế huấn luyện, đội bóng hoàng gia được dẫn dắt bởi những chiến lược gia đại tài như Jose Villalonga, Luis Carniglia, Miguel Munoz, hay Manuel Fleitas – tất cả đều là những bậc thầy đến từ xứ sở bò tót.
Tất nhiên những con số khô khan như 5 chức vô địch C1 vừa nêu chưa thể nào lột tả hết thứ bóng đá tấn công trác tuyệt của Los Blancos những năm tháng ấy. Một thứ bóng đá tấn công áp đảo, hào hoa phong nhã và trở thành định danh cho phong cách của họ sau này.
Như vậy là Xôi Lạc TV vừa gửi đến quý độc giả top các đội bóng mạnh nhất thế giới mọi thời đại theo số đông bình chọn của người hâm mộ. Sẽ thật tuyệt nếu chúng ta được chứng kiến những vĩ nhân cùng các tập thể vĩ đại ngày ấy so tài trên sân cỏ.
Nếu bạn yêu thích những chủ đề thú vị về bóng đá, đừng quên truy cập XoilacTV – chuyên trang trực tiếp bóng đá đỉnh cao cùng những bài viết nhận định, góc nhìn chuyên sâu về thế giới túc cầu. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại!
Bình Luận