Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League như thế nào?
Dự án Super League được chủ tịch Florentino Perez đề xuất vào năm 2021, đã gây ra “vụ nổ” chấn động làng bóng đá Châu Âu, với nhiều ý kiến phản đối, thậm chí là những cuộc biểu tình. Thế nhưng, đây không phải lần đầu tiên một người đứng đầu đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha khiến cả Châu Âu “dậy sóng” vì những ý tưởng “điên rồ”. Trước đó 36 năm, Ramon Mendoza, chủ tịch đương thời của Real Madrid cùng với nhóm các “ông chủ” của làng bóng đá châu Âu cũng từng gây chiến với UEFA, để rồi sau đó giải đấu Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League. Dưới đây là câu chuyện về lý do giải đấu số 1 châu Âu có tên gọi như thời điểm hiện tại.
Sự ra đời của UEFA Champions League
Bất ngờ là một thuộc tính không thể thiếu của bóng đá. Trò chơi này sẽ lập tức “chết yểu” nếu thiếu đi tính chất này. Thế nhưng, sức hấp dẫn của môn thể thao vua không nằm ở chỗ bất ngờ nhiều hay ít, mà còn tùy bất ngờ đấy diễn ra… kiểu gì.
Suốt 20 năm (từ mùa bóng 1971/72 đến hết mùa bóng 1991/92), Cúp C1 chứng kiến không ít bất ngờ với những nhà vô địch như bước ra từ chuyện cổ tích.
Ai có thể ngờ một đội bóng như Nottingham Forest lại có tới 2 lần liên tiếp đoạt cúp tai voi khi chỉ trước đó 2 năm, họ còn đang chơi ở giải hạng nhì nước Anh.
Hay như việc các đội bóng tí hon Malmo, Club Brugge vào tận chung kết. Rồi các lần đăng quang khó tin của những CLB ít danh tiếng như Red Star Belgrade hay Steaua Bucharest.
Đáng nói ở chỗ, đấy chưa bao giờ là kiểu bất ngờ mà những người đứng đầu UEFA muốn có hay như người hâm mộ trông đợi. Bởi những bất ngờ kiểu này có nguy cơ khiến Cúp C1 danh giá mất đi sự hấp dẫn.
Sở dĩ việc các đội bóng lớn “bất ngờ” bị loại bởi Cúp C1 xảy ra “như cơm bữa” là do thể thức ngày đó theo kiểu loại knock-out ngay từ vòng đấu đầu tiên. Do đó, một cuộc cải tổ toàn diện về Cúp C1 là điều buộc phải diễn ra.
Để rồi vào tháng 8/1991, các thành viên cấp cao của Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) đã nhóm họp và đưa ra quyết định lịch sử khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League đi kèm việc thay đổi bộ mặt, thể thức của giải đấu.
Lý do Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League?
Chúng ta đều biết Cúp C1 được ra đời lần đầu tiên vào mùa giải 1955/56. Ngày ấy, giải đấu được gọi với cái tên “European Cup” và chỉ các CLB xuất sắc nhất châu Âu mới được phép dự. Một là đội vô địch quốc gia, hai là đội đương kim vô địch của giải đấu.
Ngoài việc là giải đấu chỉ dành cho các nhà vô địch, European Cup còn được tổ chức theo thể thức đấu Cup xuyên suốt giải (tức là loại trực tiếp ngay từ vòng đầu tiên). Thêm vào việc các cặp đấu được bốc thăm ngẫu nhiên, không phân hạng hạt giống khiến rất nhiều cặp đấu kinh điển đã sớm xuất hiện.
Mùa bóng 1987/88 là một ví dụ khi các ông lớn phải loại nhau ngay từ khi giải khởi tranh. Tháng 9 năm 1987, Napoli với “đầu tàu” là thiên tài Diego Maradona hành quân đến thủ đô Madrid để đấu với Real, ngay trong trận đấu mở màn của mùa giải Cúp C1.
Vài tháng trước, với phong độ ấn tượng, huyền thoại người Argentina đã giúp Napoli giành Scudetto lần đầu tiên trong lịch sử và không có cách nào tuyệt vời hơn để ra mắt ở Cup châu Âu là đối đầu với CLB vĩ đại nhất thế giới.
Đáng tiếc thay, cuộc đụng độ kinh điển năm ấy lại thi đấu trong sân bóng kín, khi Real đang phải chịu lệnh trừng phạt của UEFA vì những gì đám ultra của họ đã làm ở 2 trận bán kết với Bayern mùa giải trước.
Nhưng điều đó cũng không ngăn được Real đánh bại Napoli với tỉ số 2-0 trong trận đấu thứ 100 của Los Blancos tại Cup châu Âu. Trận lượt về trên đất Italia, Real cầm hòa đoàn quân của Diego Maradona 1-1 để giành vé vào vòng tiếp theo. Napoli bị loại đau đớn khi ngay từ “vòng gửi xe”.
Đó cũng là lúc mà người đàn ông quyền lực nhất thành Milan và có ảnh hưởng lớn đến bóng đá châu Âu lên tiếng. Ông là Silvio Berlusconi.
Chủ tịch của AC Milan không hề hạnh phúc khi chứng kiến trận đấu giữa Real và Napoli. Ông cho rằng việc bốc thăm ngẫu nhiên của Cúp C1 là điều không hợp lý, bởi điều này sẽ khiến những ứng viên vô địch gặp nhau sớm và buộc phải loại nhau.
Một lý do khác là Berlusconi lo ngại Milan của mình sẽ gặp phải tình cảnh tương tự như Napoli nếu tham dự Cúp châu Âu.
Từ đó, ý tưởng về việc Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League ra đời với mục tiêu đảm bảo tính công bằng cho các đội bóng lớn. Mặc dù ý tưởng này không lập tức trở thành hiện thực, nhưng UEFA phải thừa nhận rằng họ cần xem xét lại cách tổ chức của mình.
Thể thức thi đấu cũ kỹ
Sau đó, Silvio Berlusconi tiếp tục chỉ trích UEFA và phản đối thể thức thi đấu Cúp C1 mà ông gọi là “cổ xưa như thời tiền sử”
Quy định về việc bốc thăm ngẫu nhiên của Cúp C1 trong nhiều năm đã làm cho mỗi mùa giải đều xuất hiện sớm tình trạng các đội mạnh phải “tương tàn”.
Lấy ví dụ trong mùa 1979/80, sau bốc thăm, nhánh Hamburg gom toàn các CLB mạnh nhất châu Âu, trong khi nhánh kia, lá thăm chỉ đưa đến những đội bóng ít danh tiếng. Kết quả cuối cùng thì ai cũng biết, Nottingham Forest lên ngôi vô địch với hành trình không gặp bất kỳ đội bóng lớn nào.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí World Soccer vào năm 1991, Berlusconi đã lên án mạnh mẽ: “Cách tổ chức hiện tại của European Cup quá lạc hậu. Doanh thu có nghĩa lý gì khi những Real, Bayern hay Milan bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Chúng ta cần thay đổi”.
Giọt nước tràn ly
Nhìn cái cách nhà vô địch nước Ý Napoli và Maradona bị loại quá sớm, Berlusconi đã liên hệ với chủ tịch Real Ramon Mendoza nhằm kêu gọi một giải pháp để các ông lớn không phải chạm mặt nhau quá sớm. Thậm chí, họ cần thi đấu nhiều trận hơn, thay vì 2 trận là phải ra về như thể thức hiện tại.
Ban đầu, Mendoza cảm thấy không cần thiết khi Real của ông vẫn đang liên tiếp thành công với thể thức cũ. Nhưng rồi, nhận ra những bất cập trong cách tổ chức hiện tại, Mendoza đã ngả theo phe Berlusconi và cùng các ông chủ các CLB lớn khác kêu gọi UEFA thay đổi.
Cuộc gặp gỡ quyết định
Vào tháng 4 năm 1990, hội nghị UEFA diễn ra việc bầu chọn chủ tịch mới cho tổ chức bóng đá châu Âu. Người được chọn là Lennart Johansson.
Khác với người tiền nhiệm Jacques Georges, Johansson có tư duy làm bóng đá là phải tạo ra lợi nhuận. Ông muốn cúp C1 phải trở thành thương hiệu, tâm điểm của thế giới để thu hút các nhà đầu tư tài trợ.
Ý tưởng này hoàn toàn phù hợp với quan điểm cải cách của Mendoza, Berlusconi và với tư duy ban đầu của Gabriel Hanot, người được coi là cha đẻ của Cúp châu Âu.
Và rồi như Xoilac TV đã đề cập, tháng 8 năm 1991, UEFA đã quyết định thay đổi diện mạo và cách thức tổ chức của Cúp C1 châu Âu, đi kèm với việc Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League.
Thay vì tiến hành theo thể thức thi đấu trước đó, tức là thi đấu loại trực tiếp từ đầu đến cuối giải đấu, UEFA đã quyết định 8 đội lọt vào vòng tứ kết sẽ được chia làm 2 nhóm thi đấu trong một vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng từ mỗi nhóm, sau đó họ sẽ đối đầu trong trận chung kết. Sự thay đổi này gia tăng đáng kể số trận đấu trong Cúp châu Âu.
Cụ thể, trong mùa giải 1990/91, với 31 đội, số trận đấu chỉ là 59. Tuy nhiên, trong mùa giải tiếp theo, với 32 đội, con số này đã tăng lên đến 73 trận. UEFA cũng hợp tác với TEAM, một công ty có uy tín trong việc xây dựng thương hiệu, để chuẩn bị cho giải đấu mới.
European Cup (Cúp C1) chính thức trở thành UEFA Champions League từ mùa giải 1992/93.
Những thay đổi khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League
Ngay từ mùa giải đầu tiên 1992/93, Champions League đã loại bỏ hình thức loại trực tiếp từ vòng một và thay vào đó là đá vòng tròn theo bảng.
5 năm sau, UEFA tiếp tục đưa ra một quyết định lịch sử khi cho phép các CLB đứng thứ 2 ở các giải VĐQG cũng có thể góp mặt kể từ mùa bóng 1997/98. Số lượng các ông lớn vì thế cũng tăng lên khi giờ đây, cơ hội không chỉ dành riêng cho các nhà vô địch mà còn cho các đội về nhì.
Khi Champions League bắt đầu lan rộng và thương mại hóa trên toàn cầu với các gói tiền truyền hình tăng cao, tới năm 1999, UEFA đã điều chỉnh điều lệ, cho phép các nền bóng đá hàng đầu châu Âu có thể sở hữu đến 4 slot.
Đơn cử như năm 2005, thậm chí còn có đến 5 đại diện từ nước Anh tham dự Champions League khi Liverpool, dù chỉ đứng thứ 5 tại Premier League nhưng giành vé với tư cách đương kim vô địch.
Ở thời điểm hiện tại, UEFA Champions League có tổng cộng 32 CLB góp mặt tại vòng bảng (26 CLB giành suất vào thẳng, 6 CLB giành suất thông qua vòng loại và playoff).
32 đội sẽ được chia thành 8 bảng mỗi bảng 4 đội và thi đấu theo hình thức vòng tròn hai lượt. 8 đội đứng đầu và 8 đội nhì sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, cho đến khi tìm ra hai đội cuối cùng để tham gia trận chung kết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 của năm tiếp theo.
Đội vô địch Champions League sẽ có vé tham dự mùa giải Champions League tiếp theo, cũng như UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.
Thể thức mới của Champions League từ mùa 2024/25
Theo thông bào mới nhất của UEFA, Champions League kể từ mùa giải 2024/25 sẽ có 36 CLB tham dự, được phân hạng hạt giống dựa trên thành tích trong 5 mùa bóng gần nhất tại cúp châu Âu.
Thể thức 8 bảng đấu sẽ được loại bỏ, thay vào đó chỉ còn một bảng đấu duy nhất cho tất cả 36 đội. Mỗi đội sẽ thi đấu 8 trận, bao gồm 4 trận ở sân nhà và 4 trận ở sân khách.
Trong vòng đấu đầu tiên, các cặp đấu sẽ được sắp xếp dựa trên kết quả xếp hạng. Đội hạt giống số 1 sẽ đối đầu với đội hạt giống số 36, đội hạt giống số 2 sẽ đụng độ đội hạt giống số 35, và tiếp tục như vậy.
Ở vòng 2, các đội thắng vòng 1 sẽ chạm trán, các đội hòa sẽ gặp nhau, và các đội thua cũng sẽ đối đầu với nhau. Càng về sau, các trận đấu sẽ ngày càng căng thẳng hơn khi các đội mạnh gặp nhau.
Sau 8 vòng đấu, 8 đội dẫn đầu bảng xếp hạng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp của UEFA Champions League, trong khi các đội xếp từ thứ 9 đến 24 sẽ tham gia bốc thăm để chọn ra 8 cặp đấu quyết định những tấm vé còn lại.
Từ vòng 16 đội trở đi đến trận chung kết, thể thức sẽ trở lại bình thường như các mùa giải trước đó.
Lời kết
Bạn có thấy hào hứng với những thay đổi mà thể thức mới Thụy Sĩ sẽ mang lại cho đấu trường danh giá nhất châu Âu UEFA Champions League, hãy chia sẻ quan điểm của mình và cùng nhau bàn luận ở dưới phần comment nhé.
Và trên đây cũng là những thông tin đáng chú ý nhất mà Xôi Lạc TV muốn gửi tới bạn đọc về lý do Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League. Mùa giải 2023/24 vẫn đang diễn ra vô cùng kịch tính, liệu Man City sẽ bảo vệ thành công ngôi vô địch hay bóng đá châu Âu sẽ được chứng kiến một nhà vua mới?
Đừng quên theo dõi trực tiếp các trận cầu đỉnh cao trên nền tảng của XoilacTV. Quý độc giả chú ý đón xem, còn bây giờ, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Bình Luận