Bóng đá futsal là gì? Tất tần tật mọi điều cần biết về Futsal
Bóng đá Việt Nam từng sống trong những ngày thăng hoa với chiến tích 2 lần liên tiếp góp mặt tại sân chơi World Cup của ĐTQG Futsal Việt Nam. Không phải bóng đá truyền thống, chính futsal đã biến giấc mơ vươn tầm thế giới của chúng ta thành hiện thực. Dù vậy với rất nhiều người hâm mộ, khái niệm bóng đá futsal là gì vẫn là điều gì đó còn xa lạ.
Bóng đá futsal là gì?
Bóng đá Futsal hay còn gọi là bóng đá trong nhà, khá phổ biến ở các nước Nam Mỹ và thế giới. Trò chơi này chỉ mới du nhập vào Việt Nam khoảng gần 2 thập kỷ trở lại đây.
Futsal được cho là xuất hiện từ những năm 1930, nhưng mãi tới năm 1985, ở cúp thế giới Futsal lần thứ 2 tại Madrid, cái tên Futsal mới chính thức được ra đời và trở nên rộng rãi.
Nguồn gốc bóng đá futsal là gì vẫn là một đề tài gây tranh cãi. Nhiều ghi chép cho rằng, bóng đá trong nhà xuất phát từ phong trào Thanh Niên Công giáo tại Uruguay. Nhưng cũng có giả thuyết tin rằng Brazil mới là “cha đẻ” của trò chơi này.
Ở Brazil, bộ môn được chơi nhiều nhất sau bóng đá truyền thống chính (Football) là Futebol de Salao hay Futsal. Người ta bảo, mỗi ngày ở xứ sở Samba đều có một ngôi sao bóng đá ra đời.
Bạn sẽ càng thấy rõ điều đó khi đi dạo một vòng quanh thành phố Rio de Janeiro. Hình ảnh những cậu bé chơi bóng trên bãi biển, trên đường phố, tâng bóng đến tối mịt mới thôi đã vô cùng quen thuộc.
Rất nhiều những ngôi sao sân cỏ Brazil có xuất phát điểm từ bóng đá trong nhà cũng như đường phố, ta có thể kể đến những Ronaldo Nazario, Ronaldinho, Robinho, Neymar, Pele… Tuy vậy, phần lớn trong số họ chọn đi theo sự nghiệp bóng đá sân cỏ, bởi so với futsal, bóng đá truyền thống 11 người mang đến nhiều tiền tài, danh vọng hơn.
Nguồn gốc bóng đá futsal là gì?
Như XoilacTV đã nhắc đến, nguồn gốc ra đời của futsal vẫn đang là đề tài tranh cãi nhưng nhìn chung, theo nhiều ghi chép, Futsal được bắt đầu từ Uruguay vào những năm 1930.
Đây cũng là thời điểm quốc gia Nam Mỹ “gây sốt” trên toàn thế giới bởi họ là chủ nhân của 2 tấm HCV môn bóng đá nam Olympic vào các năm 1924, 1928 và đặc biệt là nhà vô địch đầu tiên nâng cao chiếc cúp Nữ thần vàng tại kỳ FIFA World Cup 1930 lần đầu tiên trong lịch sử.
Dù xuất hiện cùng khoảng thời gian với bóng đá truyền thống (Football) nhưng mãi đến năm 1965, nỗ lực trong việc đưa futsal lên chuyên nghiệp mới dần được hoàn thiện với sự ra đời của CFS (Liên đoàn futsal Nam Mỹ), cùng việc hệ thống hóa luật thi đấu của trò chơi.
Giải vô địch thế giới bóng đá futsal là gì tổ chức lần đầu tiên tại Sao Paulo (Brazil) vào năm 1982. ĐT futsal chủ nhà cũng là những người lên ngôi vô địch.
Trong 5 kỳ cúp thế giới đầu tiên, ĐT Futsal Brazil vô địch đến… 4 lần. Đến năm 1989, khi hệ thống giải bóng đá trong nhà được FIFA giành quyền kiểm soát, tên gọi “FIFA Futsal World Cup” chính thức được sử dụng. Từ ấy, quả bóng futsal cũng được FIFA điều chỉnh to gấp đôi và nhẹ hơn.
Luật lệ thi đấu trong bóng đá futsal
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi về lịch sử ra đời của bóng đá futsal là gì, nhưng có một điều chắc chắn: bộ môn này là tổng hòa của luật bóng ném, bóng nước, bóng rổ và tất nhiên là bóng đá.
Cụ thể, mỗi đội có 5 cầu thủ, tính cả thủ môn. Số cầu thủ được sử dụng tối đa (đá chính + dự bị) là 12, không giới hạn quyền thay người.
Mỗi trận đấu sẽ kéo dài 40 phút chia đều thành 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút (không bao gồm thời gian bóng chết, do đó không có bù giờ). Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp là 15 phút.
Một điều thú vị ít người biết đến là các đội có quyền được hội ý 1 lần trong 1 hiệp đấu, kéo dài 1 phút.
Kích thước sân bóng đá futsal dài từ 28-40m, rộng từ 15-20m. Quả bóng được sử dụng là bóng cỡ 4 (so với bóng cỡ 5 trong Football). Bóng nặng khoảng 400-440gram, chu vi 62-64cm, và nặng hơn bóng thường hơn 80gram.
Theo luật bóng đá futsal là gì, khi một đội bị thổi phạt tới lỗi thứ 6, đội bóng đó sẽ bị phạt penalty. Cầu thủ Futsal nhận thẻ đỏ không bị truất quyền thi đấu trực tiếp như bóng đá sân cỏ mà chỉ bị ra sân trong tối đa 2 phút, hoặc tới khi có một bàn thắng được ghi.
Ở thể thức thi đấu loại trực tiếp, nếu hai đội hòa nhau sau 2 hiệp chính, cả hai sẽ bước vào loạt đá luân lưu. Chỉ có 3 lượt sút luân lưu thay vì 5 như trên sân lớn.
Còn lại, thẻ vàng, hay phạm lỗi đều tương đồng với bóng đá sân cỏ 11 người.
Các vị trí thi đấu trong futsal
Theo dõi trực tiếp bóng đá futsal, người hâm mộ ít nhiều nghe thấy các thuật ngữ Fixo, Ala, Pivot… thường được các HLV hô vang trên sân. Đây vốn là khái niệm chỉ các vị trí thi đấu ở bộ môn bóng đá trong nhà, được đọc theo tiếng Bồ Đào Nha.
Goleiro – Thủ môn
Giống sân 11 người, Goleiro (thủ môn futsal) được phép sử dụng mọi bộ phận trên cơ thể để chơi bóng, nhưng chỉ trong vòng cấm địa (6m). Nếu ra ngoài khu vực này, Goleiro không được dùng tay.
Một điểm cần lưu ý về luật bóng đá futsal là gì, người chơi ở vị trí Goleiro chỉ được cầm bóng không quá 5 giây, nếu vượt quá thời gian quy định, trọng tài sẽ tính một lỗi, và đối thủ được hưởng 1 quả đá phạt.
Như Xôi Lạc TV đã đề cập ở phần trước, khi một đội bóng phạm đủ 6 lỗi tổng hợp trong 1 hiệp sẽ bị thổi phạt 10m (không hàng rào).
Khác biệt còn lại, trong các tình huống bóng chết (đi hết đường biên ngang) thủ môn phải ném bóng thay vì đá lên như sân 11 người.
Fixo – Trung vệ
Fixo là người chơi thi đấu thấp nhất (không tính Goleiro) án ngữ trước khung thành đội nhà. Tương tự vị trí trung vệ bóng đá sân cỏ, Fixo có nhiệm vụ chặn các pha phối hợp tấn công hay dứt điểm của của đối thủ.
Vì thế, cầu thủ đá vị trí này đòi hỏi thể hình cao to, sức va đạp tốt và áp sát nhanh. Hoặc nếu Fixo sở hữu thể trạng khiêm tốn thì yêu cầu phải thật sự nhanh nhẹn. Dĩ nhiên, dù thể hình nào chăng nữa thì một trong những tố chất quan trọng nhất của một Fixo là khả năng phán đoán tình huống, “đọc bài” đối thủ.
Để thi đấu tốt ở vị trí Fixo là rất khó, họ là linh hồn của một tổ đấu, có khả năng bao quát được cả sân và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho toàn đội. Vì lẽ đó, đa phần những đội trưởng trong bộ môn bóng đá futsal là gì thường là những Fixo.
Tại ĐTQG futsal Việt Nam, vị trí Fixo được đảm nhận bởi những cầu thủ giàu kinh nghiệm như Trần Văn Vũ hay Phạm Đức Hòa (Quả bóng Vàng Futsal Việt Nam 2023)
Ala – Tiền vệ cánh
Ala là những người chơi cực kỳ quan trọng để một đội bóng xây dựng chiến thuật. Đặc thù lên công về thủ liên tục ở hai cánh, vị trí Ala phải sở hữu sức bền, tốc độ, và đặc biệt kỹ thuật cá nhân điêu luyện để tạo đột biến.
Ala được xem là những ngòi nổ trên sân, từ qua người, dứt điểm hoặc hoặc phối hợp với đồng đội để tấn công biên, trung lộ. Bên cạnh đó, trong futsal, Ala cũng phải tích cực tham gia mặt trận phòng ngự, đặc biệt phải lùi thật nhanh để hỗ trợ các Fixo chống phản công.
Lấy ví dụ về futsal Việt Nam, những Ala được xem là “hơi thở” của ĐTQG trong các chiến dịch giành vé đến VCK World Cup Futsal là những Phùng Trọng Luân, Lê Quốc Nam hay Vũ Xuân Du,…
Pivot – Tiền đạo cắm
Pivot là trung phong chơi cao nhất trong bất kỳ chiến thuật đội hình nào. Các Pivot hoạt động chủ yếu trước vòng cấm địa đối thủ và thường xuyên phải chơi trong thế xoay lưng về khung thành, hoặc trong các tình huống phòng ngự sẽ cố gắng áp sát, tranh cướp ngay từ giữa sân để có thể chặn đứng các đường lên bóng của đối thủ.
Giống bóng đá sân lớn, công việc chính của tiền đạo cắm Pivot là ghi bàn, bên cạnh khả năng độc lập tác chiến, làm tường, tì đè, tạo khoảng trống cho Ala hoặc hoặc Fixo băng lên dứt điểm.
Một trong những Pivot xuất sắc nhất nhiều năm qua của tuyển futsal Việt Nam là Nguyễn Minh Trí – người từng có xuất phát điểm từ bóng đá truyền thống khi thi đấu ở đội trẻ Đồng Tâm Long An.
Có một điều cần lưu ý, giống như sân lớn, một cầu thủ ở bóng đá trong nhà có thể chơi được nhiều hơn một vị trí và cách gọi các vị trí trong bóng đá futsal là gì trên lý thuyết chỉ để phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cầu thủ.
Vị thế của bóng đá Futsal
Tuy cùng được ra đời trong khoảng thời gian xuất hiện bóng đá truyền thống 11 người (Football), tuy nhiên, giá trị thương mại của bóng đá trong nhà futsal chưa thể so bì với Football.
Tại các kỳ giải Futsal World Cup gần đây nhất, các trận chung kết chỉ có khoảng 15-25 nghìn người xem trực tiếp, con số quá nhỏ bé với một SVĐ ngoài trời. Dù vậy, bóng đá trong nhà sở hữu những nét hay rất riêng, mà bóng đá sân lớn không thể mang lại.
Thứ nhất, về mặt tốc độ, các trận đấu Futsal diễn ra rất nhanh, các cơ hội được tạo ra liên tục, rất nhiều pha đôi công hấp dẫn và bàn thắng có thể đến bất cứ lúc nào. Nhiều lúc chỉ trong vòng chưa đầy 60 giây, người xem sẽ được chứng kiến 2 đến 3 bàn thắng được ghi.
Đặc biệt, với quy định bấm giờ dừng lại khi bóng ngoài cuộc (bóng chết), thì một đội dù đang dẫn trước một bàn, nhưng khi thời gian thi đấu chỉ còn 2-3 giây cũng chưa thể nắm chắc phần thắng.
Còn ở sân lớn, có lúc các đội bóng chuyền qua chuyền lại giữa sân quá nhiều, nói vui một chút thì nhiều trận đấu được ví như liều “thuốc ngủ” nặng đô.
Thứ hai, ở Futsal, đặc sản là những pha xử lý bóng kỹ thuật từ mọi vị trí trên sân, vê bóng bằng gầm giày, chích mũi, phối hợp đá phạt trực tiếp đẹp mắt, đá biên, phạt góc bài bản….
Ngoài ra, cũng chỉ ở bộ môn bóng đá trong nhà, mới hình thành chiến thuật Power Play (thi đấu bỏ thủ môn) nhằm lấy lợi thế hơn người để tấn công đối thủ.
Lời kết
Khi tìm hiểu bóng đá futsal là gì? Đúng là mức độ cạnh tranh của nó không bằng bóng đá sân cỏ, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Futsal vẫn là môn thể thao xuất hiện ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đấy còn chưa kể, FIFA hay những người làm futsal dành không ít công sức, thời gian, tiền bạc góp phần tạo nên những giải vô địch futsal tầm cỡ thế giới như FIFA Futsal World Cup.
Với tuyển futsal Việt Nam, chúng ta đang không ngừng nỗ lực để đưa tên tuổi của bóng đá nước nhà vươn tầm thế giới, điều mà bóng đá 11 người còn rất lâu nữa mới có thể đạt được. Cảm ơn quý độc giả đồng hành cùng Xôi Lạc TV trong bài viết hôm nay. Hẹn gặp lại ở những chủ đề sắp tới.
Bình Luận