“Tất tần tật” Asiad là gì, diễn ra khi nào, mấy năm một lần?

  • 14:59 - 07/12/2023

Asiad được xem là đại hội quan trọng nhất của thể thao châu Á. Đây là kỳ Á vận hội quy tụ hàng ngàn vận động viên ở nhiều bộ môn khác nhau tranh tài, bao gồm cả bóng đá. Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề Asiad là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Xôi Lạc TV để có được câu trả lời nhé.

Asiad là gì?

asiad-la-gi
Asiad là gì?

Theo Wikipedia, Asiad (hay Asian Games) còn được biết đến với cái tên Đại hội thể thao châu Á (hay Á vận hội), là một sự kiện thể thao diễn ra 4 năm 1 lần, thu hút sự tham gia của các đoàn vận động viên từ khắp các quốc gia châu Á.

Asiad được tổ chức bởi OCA – Hội Đồng Olympic Châu Á và được giám sát bởi IOC – Ủy Ban Olympic Quốc Tế. Về quy mô và danh tiếng, ASIAD được xem là sự kiện thể thao lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Thế Vận Hội Olympic.

Đến thời điểm hiện tại, Asiad đã tổ chức thành công 19 kỳ đại hội, với Asiad 2023 là sự kiện mới nhất được tổ chức tại Trung Quốc. Đất nước tỷ dân cũng là cường quốc hàng đầu châu Á khi liên tục dẫn đầu bảng tổng sắp về số huy chương giành được tại các kỳ Á vận hội gần đây.

Lịch sử hình thành Asiad

Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông là tiền thân trước khi Asiad là gì ra đời. Sự kiện thể thao nhỏ này được diễn ra lần đầu tiên tại Thủ đô Manila, Philippines vào năm 1913. Nhằm đẩy mạnh tình đoàn kết và hợp tác giữa ba quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và Philippines.

Sau đó, giải đấu bắt đầu được mở rộng về quy mô. Tuy nhiên, năm 1938, giải đấu bị hủy do chiến tranh thế giới thứ 2 ở Thái Bình Dương và cuộc xâm lược của Nhật Bản vào “người anh em” Trung Quốc.

Khi thế chiến thứ hai khép lại, một số quốc gia châu Á độc lập, họ khao khát một sân chơi thể thao để tăng cường tình đoàn kết, giao lưu hữu nghị.

Để rồi ở kỳ Olympic lần thứ 14 tại London vào tháng 8 năm 1948, ông Guru Dutt Sondhi – đại diện của IOC Ấn Độ – đề xuất ý tưởng tổ chức một đại hội thể thao châu Á cho các quốc gia tại lục địa vàng.

Kết quả là Liên đoàn điền kinh châu Á được thành lập vào tháng 2 năm 1949, tạo tiền để để kỳ Asiad đầu tiên chính thức được ra đời.

lich-su-hinh-thanh-asiad
Lịch sử hình thành Asiad

ASIAD lần thứ nhất được tổ chức tại thủ đô của Ấn Độ New Delhi, diễn ra trong khoảng 1 tuần từ ngày 4 đến 12 tháng 3 năm 1951. Dù ban đầu Asiad dự kiến diễn ra vào năm 1950, nhưng đã phải hoãn lại do việc chuẩn bị gặp một số vấn đề.

Ở kỳ đại hội trên đất Ấn Độ quy tụ 489 vận động viên từ 11 quốc gia tham gia, bao gồm nước chủ nhà, Afghanistan, Iran, Nhật Bản, Indonesia, Nepal, Singapore, Philippines, Miến Điện, Sri Lanka và Thái Lan, cạnh tranh ở nhiều môn như bóng đá, điền kinh, bơi lội, bóng rổ, cử tạ và đua xe đạp.

Sau sự thành công của Asiad 1951, Á vận hội liên tục mở rộng về số lượng quốc gia, vận động viên và bộ môn thi đấu. ASIAD 2023 vừa qua là lần thứ 19 giải đấu được tổ chức, diễn ra tại 44 địa điểm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Đây cũng là lần thứ 3 đất nước tỷ dân đăng cai một kỳ Asiad là gì, sau Bắc Kinh 1990 và Quảng Châu 2010.

Asiad 2023 có đến 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 11.090 vận động viên tranh tài ở 40 môn thể thao khác nhau và 483 nội dung giành huy chương.

Đoàn thể thao Việt Nam cũng đem đến Trung Quốc 337 vận động viên. Đáng chú ý, Asiad 19 là lần đầu tiên trong lịch sử đại hội thể thao châu Á, bộ môn eSports chính thức được thi đấu như một môn thể thao giành huy chương.

Thành tích Việt Nam qua các kỳ Asiad

Việt Nam chúng ta bắt đầu tham gia Á vận hội từ Asiad 1958 (diễn ra tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản). Từ đó đến nay, đoàn thể thao Việt Nam chỉ vắng mặt ở 4 kỳ Asiad là gì vào các năm 1962, 1974, 1978 và 1986.

Nếu tính từ sau thời kỳ đất nước thống nhất, Việt Nam bắt đầu góp mặt tại sân chơi Asiad  lần thứ 9 (năm 1982) và giành được một huy chương đồng duy nhất ở bộ môn bắn súng của xạ thủ Nguyễn Quốc Cường.

Tại Asiad 1986 lần thứ 10 ở Seoul, Hàn Quốc, chúng ta không tham dự. Từ kỳ đại hội lần thứ 11 ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1990 đến nay, Việt Nam đều góp mặt đầy đủ.

Dấu ấn đáng kể nhất đầu tiên của Việt Nam ở đấu trường châu lục đến tại Asiad 12 ở Hiroshima (Nhật Bản) nơi Trần Quang Hạ xuất sắc đem về tấm huy chương vàng ở bộ môn Taekwondo.

Và từ đó, chúng ta luôn có từ 1-4 huy chương vàng ở mỗi kỳ Asiad mà mình tham dự. Riêng tại Asiad 2018 trên đất Indonesia, lần đầu tiên đoàn thể thao Việt Nam có được đến 5 tấm huy chương vàng (thành tích cao nhất trong lịch sử).

thanh-tich-viet-nam-qua-cac-ky-asiad-la-gi
Thành tích Việt Nam qua các kỳ Asiad

Ở Asiad 2023 vừa qua tại Trung Quốc, Việt Nam đã giành tổng cộng 27 huy chương, trong đó có 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ, xếp thứ 21 trong tổng số 45 đội tham gia.

Trong đó, “mỏ vàng” của thể thao Việt Nam phải kể đến ở các môn võ thuật., với ít nhất một huy chương vàng ở mỗi kỳ Asiad từ năm 1994 đến nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, thể thao Việt Nam đã giành tổng cộng 21 HCV trong lịch sử các kỳ Asiad, riêng các môn võ thuật có Karate (5), Taekwondo (2), Silat (2) và Wushu (1).

Và thành tích chung ấn tượng nhất diễn ra ở kỳ ASIAD 2002 tổ chức tại Busan, Hàn Quốc. Việt Nam đã xuất sắc giành được tới 4 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 7 huy chương đồng.

Asiad và giấc mơ của bóng đá Việt

Khi tìm hiểu về Asiad là gì? Tạp chí Xôi Lạc TV thấy rằng bóng đá Việt Nam chúng ta khá có duyên với các kỳ Á vận hội.

Asiad 2015, đội Olympic Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Toshiya Miura đã tạo nên “cơn địa chấn” châu Á khi đánh bại Olympic Iran với tỷ số 3-1 ở vòng bảng để giành vé vào vòng knock-out.

Đến Asiad 2018, “Binh đoàn Rồng Vàng” dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang Seo tiếp tục làm nên kỳ tích khi đánh bại Nhật Bản với tỷ số 1-0 tại vòng bảng và sau đó có lần đầu tiên lọt đến top 4 đội mạnh nhất.

Hay tại Asiad 2010, dưới sự dẫn dắt của HLV tạm quyền Phan Thanh Hùng (thay thế ông Calisto), đội tuyển Olympic Việt Nam cũng vượt qua được vòng đấu bảng.

asiad-va-giac-mo-cua-bong-da-viet
Asiad và giấc mơ của bóng đá Việt

Những bất ngờ đó, không hẳn là điều quá bất ngờ. Bóng đá tại các sự kiện thể thao như Asiad là gì hay cả Olympic luôn ở một đẳng cấp khác, một góc độ khác với các giải bóng đá thế giới.

Sự xuất hiện của cầu thủ quá tuổi, cùng với việc HCV môn bóng đá cũng chỉ được tính là 1 tấm huy chương, cộng với chi phí tham gia khá lớn, khiến cho các đội tuyển Olympic không hẳn đã đại diện cho sức mạnh của các nền bóng đá quốc gia.

Đơn cử như đội tuyển Brazil hùng mạnh là thế, đội tuyển Olympic nước này cũng phải đợi đến kỳ Olympic trên sân nhà, mới lần đầu giành được HCV.

Đối với các nền bóng đá hàng đầu thế giới, khái niệm “U23” gần như không tồn tại, vì cầu thủ đã đá chuyên nghiệp và lên tuyển từ sớm.

Thành công của bóng đá Việt Nam tại Á vận hội gần đây cũng một phần do chúng ta cử đi đội hình được xem là “thiện chiến” nhất với các cầu thủ tốt nhất ở lứa U23 cộng với các cầu thủ quá tuổi cực kỳ chất lượng.

Nói đâu xa, ở ASIAD 2018, đội Olympic Việt Nam dưới sự chỉ đạo của HLV Park Hang Seo không khác gì đội tuyển quốc gia, khi kết hợp lứa cầu thủ U23 vừa đá chung kết tại Thường Châu và những cầu thủ quá tuổi. Trong khi đó, đội Olympic của Nhật Bản thực sự chỉ là đội U21 của họ.

Nhìn Asiad, hướng đến mục tiêu World Cup

ĐT Olympic Việt Nam tham dự kỳ ASIAD 2023 vừa qua với đội hình đa phần là lứa U21 dưới sự dẫn dắt của HLV Hoàng Anh Tuấn. Nghĩa là lần đầu tiên, tư duy tiếp cận sân chơi Asiad là gì của chúng ta đã khác.

Không rõ liệu đây có phải là chiến lược của HLV Philippe Troussier hay là một phần trong chiến lược của VFF, nhưng cách tiếp cận này đáng được đánh giá cao.

Có thể nói, ông Troussier đã rất dũng cảm khi “mạo hiểm” sử dụng đội U20 cho Asiad lần này. Cần biết rằng, các trận giao hữu trước đó của Việt Nam tại Doha, SEA Games và ASIAD, các cầu thủ trẻ đều không thể hiện được nhiều và kết quả khá “kém thuyết phục”, thậm chí cách rất xa so với thành tích mà ông Park đã từng có được.

nhin-asiad-huong-den-muc-tieu-world-cup
Nhìn Asiad, hướng đến mục tiêu World Cup

Sự thất vọng vì thế có thể hiểu được khi tại Asiad 2023, Việt Nam phải dừng chân ngay tại vòng bảng. Đánh dấu lần đầu tiên phải rời giải sớm như vậy sau 3 kỳ Asiad là gì liên tiếp vào đến vòng loại trực tiếp, thậm chí vào bán kết và tranh Huy chương Đồng.

Tuy nhiên, với việc không đặt nặng thành tích và chỉ mang đến đội hình trẻ trung, việc Việt Nam rời giải sớm là điều đã được tiên liệu. Tuy nhiên, từ những trận đấu với các đối thủ nặng kỳ như Iran hay Ả Rập Xê Út, có thể thấy Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa với những ông lớn khu vực.

Đội hình non trẻ thất bại là điều tất yếu, nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, chênh lệch đẳng cấp là vẫn có, nó không hề nhỏ và nên lấy đó làm động lực cho những bước tiến sau này (như giấc mơ World Cup).

Cần nhấn mạnh lại quyết định tham dự Asiad 2023 với lứa U21 để hướng đến World Cup của VFF và HLV Philippe Troussier là một quyết định đáng hoan nghênh và hợp lý ở thời điểm hiện tại.

Vì sao Việt Nam thua kém các nước trong khu vực tại Asiad?

Câu chuyện về môn bóng đá và đội tuyển Olympic Việt Nam tại Đại hội Thể thao Châu Á (ASIAD) ít nhiều phản ánh bầu không khí thể thao nước nhà nói chung khi tiếp cận với sự kiện lớn nhất khu vực.

Dù đã đứng đầu khu vực ĐNÁ (vượt cả Thái Lan) sau hơn 3 thập kỷ tham dự SEA Games, nhưng khi bước ra “biển lớn”, chúng ta vẫn có một khoảng cách khá xa và không làm chủ được giá trị thành tích thực sự. Vẫn có một “điểm nghẽn” khiến thể thao Việt Nam chưa thể bứt phá.

Đơn cử như đội tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam hiện đang ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng đá châu Á nhờ thành tích vào đến bán kết giải châu Á.

Tuy nhiên, khoảng cách từ vị trí thứ 5 đến top 4 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc) vẫn rất lớn. Dù đã leo lên từ vị trí ngoài top 10 đến top 5, nhưng để chen chân vào nhóm cạnh tranh huy chương thì chẳng biết đến bao giờ khi ở 11 trận chung kết SEA Games gần nhất, chúng đều thất bại trước người Thái, đội đang ở vị trí 3-4 châu Á.

vi-sao-viet-nam-thua-kem-cac-nuoc-trong-khu-vuc-tai-asiad
Vì sao Việt Nam thua kém các nước trong khu vực tại Asiad?

Từ khi có HCV đầu tiên ở ASIAD năm 1994, số lượng huy chương của đoàn thể thao Việt Nam vẫn tăng đều từ 3 (1994) lên 39 vào năm 2018 và 27 tại Asiad 2023. Tuy nhiên, số lượng HCV lại khá trồi sụt.

Có năm 2002 với 4 HCV, sau đó giảm và chỉ tăng lại vào năm 2018 với 5 HCV. Thời gian trôi qua nhưng thành tích của thể thao nước nhà tại đấu trường khu vực vẫn đứng yên, dù trải qua nhiều thế hệ VĐV ưu tú và thăng tiến ở Sea Games.

Nguyên nhân có thể là gì? Cứ nhìn bóng đá là biết, dường như chúng ta đang “đủ tốt nhưng không phải là tốt nhất”. Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay thậm chí là Singapore, họ thua thiệt Việt Nam tại đấu trường Sea Games nhưng họ vẫn tự hào nhờ vào thành tích tốt tại đấu trường lớn như Asiad là gì.

Điều ngược lại xảy ra với thể thao Việt Nam, đội ngũ lãnh đạo cấp cao luôn tự tin khi đặt mục tiêu lớn ở SEA Games nhưng cứ đến tầm ASIAD, chỉ tiêu HCV của chúng ta chỉ “rón rén” vài chiếc.

Mấu chốt có lẽ do chúng ta không dám “hy sinh” thành tích ngắn hạn để đặt ra tham vọng thực sự lớn ở những đấu trường tầm cỡ thế giới.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết về Asiad là gì, Xoilac TV đã mang đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về thể thao Việt Nam nói chung và bộ môn bóng đá nói riêng.

Có ý kiến cho rằng thể thao Việt Nam đang gặp khó khăn do kinh phí eo hẹp như các bữa ăn kém chất lượng cho VĐV… Nhưng thực tế, kinh phí chỉ là một phần của vấn đề khiến thể thao Việt Nam tụt lùi so với Thái Lan và một số quốc gia khác trong khu vực ĐNÁ khi tham gia các sân chơi lớn.

Để thể thao Việt Nam phát triển, các nhà làm thể thao cần quan tâm nghiêm túc từ thể thao học đường, xã hội hóa thể thao để có nguồn lực tài chính, và định hướng phát triển các môn thế mạnh… Những vấn đề này không mới, nhưng để giải quyết chúng lại rất khó.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2